Tất tần tật về quảng cáo hiển thị 2018 mà bạn cần biết !

Kiến thức - thủ thuật khác

Th9 18
Tất tần tật những gì bạn cần biết về quảng cáo hiển thị

Hiểu những điều cơ bản về quảng cáo hiển thị hình ảnh trực tuyến dễ hơn bạn nghĩ.

Nhưng việc quảng cáo hiển thị hình ảnh của bạn hoạt động sao cho hiệu quả sẽ là một thách thức khó khăn.

Nếu được thực hiện đúng, một chiến dịch quảng cáo hiển thị sẽ mang lại hiệu quả bất ngờ

Bài viết này cung cấp cho bạn những kiến thức về các mạng quảng cáo hiển thị phổ biến nhất hiện nay.

Bạn sẽ biết cách tạo 1 chiến dịch hiển thị trực tuyến mạnh mẽ và cách đo lường, báo cáo và tối ưu hóa chiến dịch quảng cáo trong tương lai của bạn một cách chính xác.

A. Quảng cáo hiển thị là gì ?

Quảng cáo hiển thị là gì ?

Quảng cáo hiển thị là gì ?

Quảng cáo hiển thị hình ảnh có thể được xem là quảng cáo banner (đồ hoạ hay văn bản).

Quảng cáo này xuất hiện trong các khu vực được chỉ định cụ thể của trang web hoặc mạng xã hội (Facebook, Instagram, Twitter, v.v.).

Quảng cáo hiển thị hình ảnh kỹ thuật số có nhiều dạng khác nhau, nhưng ở cốt lõi của nó, đều có 1 số nguyên tắc chung.

Mặc dù bạn có thể quảng cáo bằng văn bản thuần túy và vẫn gọi đó là chiến dịch hiển thị, nhưng sẽ hiệu quả hơn nếu bạn sử dụng hình ảnh, video, hoạt ảnh HTML5 hoặc bất kỳ yếu tố đa phương tiện nào khác có thể giúp bạn tiếp cận thông điệp với đối tượng được nhắm mục tiêu của bạn.

Banner được sử dụng làm quảng cáo hiển thị hình ảnh sẽ có yêu cầu kích thước khác nhau với từng nền tảng

Ví dụ: Google Display cho phép một loạt các kích thước quảng cáo hiển thị hình ảnh như danh sách bên dưới :

1. Các kích thước quảng cáo tiêu chuẩn của quảng cáo hiển thị Google :

  • 375 x 50
  • 414 x 736
  • 736 x 414
  • 468 x 60
  • 728 x 90
  • 1024 x 90
  • 970 x 90
  • 980 x 120
  • 930 x 180
  • 250 x 250
  • 200 x 200
  • 336 x 280
  • 300 x 250
  • 970 x 250
  • 120 x 600
  • 160 x 600
  • 425 x 600
  • 160 x 600
  • 425 x 600
  • 300 x 600
  • 320 x 50
  • 300 x 50
  • 240 x 400
  • 250 x 360
  • 480 x 32
  • 300 x 1050
  • 768 x 1024
  • 1024 x 768
  • 580 x 400
  • 480 x 320
  • 320 x 480
  • 300 x 100
  • 750 x 300
  • 750 x 200
  • 750 x 100
  • 950 x 90
  • 88 x 31
  • 220 x 90
  • 300 x 31
  • 320 x 100
  • 980 x 90
  • 240 x 133
  • 200 x 446
  • 292 x 30
  • 960 x 90
  • 970 x 66
  • 300 x 57
  • 120 x 60

Bạn không cần tạo banner cho tất cả các kích thước nêu trên.

Điều này hoàn toàn tùy thuộc vào bạn và nhu cầu cụ thể của bạn.

Để giúp mọi việc dễ dàng hơn, hãy xem hướng dẫn này về kích thước quảng cáo từ Google để tìm hiểu các kích thước quảng cáo hoạt động hàng đầu và phổ biến nhất

Đối với các định dạng được chấp nhận, hầu hết các mạng quảng cáo hiển thị chấp nhận JPEG, JPG, PNG và GIF.

Không phải tất cả các mạng đều chấp nhận HTML5, nhưng những nền tảng mạnh nhất, như Google, sẽ hỗ trợ định dạng mới này.

Banner động (HTML5, Gif) đòi hỏi thông số kỹ thuật của riêng chúng, trong khi banner tĩnh chỉ cần có kích thước dưới 150 kb và tất nhiên, phải tuân thủ các chính sách cụ thể của Google

2. Một số ví dụ cụ thể

Quảng cáo Banner tĩnh :

Banner tĩnh trên mạng hiển thị

Banner tĩnh trên mạng hiển thị

Quảng cáo Banner gif :

Banner gif

Banner gif

Banner HTML5:

3. Các dạng quảng cáo hiển thị phổ biến :

Dựa trên vai trò, có 3 loại chiến dịch quảng cáo hiển thị hình ảnh chính:

  1. Quảng cáo tiếp thị lại
  2. Quảng cáo mua hàng
  3. Nhận diện thương hiệu

B. Quảng cáo tiếp thị lại là gì ?

Giống như tên gọi của nó, tiếp thị lại là quảng cáo nhắm mục tiêu tới những khách hàng đã từng có sự quan tâm đến sản phẩm/dịch vụ, hoặc từng tương tác với thương hiệu của bạn.

Mục tiêu chính của chiến dịch tiếp thị lại là thu hút khách hàng của bạn tương tác lại với sản phẩm của bạn.

Việc nhắm mục tiêu lại còn được gọi là tiếp thị lại hành vi và dựa trên các phân loại tùy chỉnh để phân phối quảng cáo có liên quan cao đến đối tượng mục tiêu của bạn.

Danh sách tiếp thị lại của bạn được xây dựng chủ yếu từ cơ sở người dùng của trang web, danh sách email tích luỹ v.v…

Bạn có thể danh sách khách hàng dựa trên hành vi và tương tác cụ thể của người dùng, ví dụ: người dùng tiếp cận trang đặt giá hoặc thanh toán của bạn nhưng không hoàn thành đơn đặt hàng.

Giả sử bạn có cửa hàng trực tuyến và bạn muốn nhắm mục tiêu lại với người dùng đang xem một sản phẩm các sản phẩm chung danh mục.

Đây sẽ là một trường hợp lý tưởng cho chiến dịch remarketing, vì bạn có thể tiếp cận người dùng bằng quảng cáo cụ thể và đúng thời điểm để cố gắng đưa họ trở lại trang web của bạn và mua sản phẩm hoặc dịch vụ bạn kinh doanh.

Đọc thêm bài viết về tiếp thị lại trên Facebook :

Tất cả những gì bạn cần biết về tiếp thị lại trên Facebook

1. Làm sao tạo 1 danh sách khách hàng tiếp thị lại ?

Cơ bản của việc tạo danh sách tiếp thị lại / nhắm mục tiêu lại rất giống nhau trên mọi nền tảng quảng cáo hiển thị hình ảnh.

Về cơ bản, bạn có thể chọn đưa vào danh sách tiếp thị lại tất cả khách truy cập đến một trang cụ thể, ví dụ như :

Dưới đây là cách bạn có thể thiết lập danh sách tiếp thị lại trong Google AdWords, từng bước:

Nhấp vào biểu tượng cài đặt và chuyển đến “Trình quản lý đối tượng (Audience Manager)” dưới tab Thư viện được chia sẻ (Shared Library Tab)

a. Để tạo đối tượng mới bằng cách nhấp vào dấu + màu xanh lam ở góc trên cùng bên trái.

b. Từ trình đơn thả xuống, chọn nguồn bạn muốn danh sách của bạn được xây dựng dựa vào, các tùy chọn của bạn là :

  • Khách truy cập trang web (Người dùng đã truy cập trang web của bạn hoặc bất kỳ trang đích nào)
  • Người dùng ứng dụng (Người dùng đã tải xuống ứng dụng dành cho thiết bị di động của bạn)
  • Người dùng Youtube (Người dùng dựa trên tương tác kênh hoặc video)
  • Danh sách khách hàng (Danh sách được dựa trên dữ liệu khách hàng được thu thập)
  • Kết hợp tùy chỉnh (Được tạo từ nhiều danh sách nhắm mục tiêu lại)

Khi danh sách của bạn được tạo, bạn cần chờ một thời gian để danh sách được thu thập với người dùng phù hợp với những quy tắc chính xác của bạn.

Đối với Mạng hiển thị của Google, danh sách tiếp thị lại phải có tối thiểu 100 người dùng hoạt động trong vòng 30 ngày qua.

Quảng cáo của bạn sẽ chỉ được hiển thị sau khi danh sách của bạn đạt đến 100 người dùng hoạt động.

2. Làm sao để tạo danh sách tiếp thị lại trong Google Analytics ?

Một cách khác để tạo danh sách tiếp thị lại là thông qua Google Analytics.

Cá nhân mình thích cách tiếp cận này, vì nó mang lại cho mình nhiều tùy chọn hơn để sáng tạo hơn khi tạo ra một đối tượng tùy chỉnh cho các chiến dịch quảng cáo hiển thị.

Sự bất tiện duy nhất với phương pháp này là bạn cần liên kết tài khoản AdWords với Analytics, trước khi bạn có thể xây dựng đối tượng và sử dụng nó trong AdWords.

Nhưng nếu bạn nghiêm túc về quảng cáo hiển thị hình ảnh trực tuyến và Analytics, đây là bước bạn không nên bỏ qua.

Giả sử AdWords và Analytics đã được liên kết, dưới đây là những gì bạn cần làm để tạo và nhập đối tượng tùy chỉnh từ Analytics vào AdWords:

  • Nhấp vào nút + Thêm phân đoạn (Add Segment)
  • Sau khi menu xổ xuống, nhấp vào nút + Phân đoạn mới màu đỏ (New Segment)
  • Bây giờ bạn đã mở trình tạo phân đoạn cho phép bạn tạo bộ lọc dựa trên thứ nguyên và chỉ số Analytics. Trình tạo phân đoạn dễ sử dụng và bạn cần tự tìm hiểu ở mục này. Để tạo các phân đoạn phức tạp hơn, bạn sẽ cần kiến thức nâng cao hơn về Google Analytics.

Sau khi bạn tạo phân đoạn của mình, hãy nhấp vào nút Action thả xuống từ trình đơn phân đoạn và sau đó nhấp vào Xây dựng đối tượng (Build Audicence).

Bạn sẽ thấy hướng dẫn từng bước, do đó giúp bạn nhập phân đoạn của mình vào AdWords dưới dạng danh sách remarketing.

Tạo danh sách remarketing

Tạo danh sách cho quảng cáo remarketing

C. Dynamic Remarketing của mạng hiển thị Google

1 tính năng đáng giá khác của quảng cáo hiển thị Google là Dynamic Remarketing – Tiếp thị lại “động”.

Tính năng này cho phép tự động tạo quảng cáo hiển thị hình ảnh bao gồm hình ảnh, giá và văn bản bạn chọn, tất cả đều dựa trên hành vi của người dùng.

Quảng cáo động rất phổ biến với các trang web thương mại điện tử (ở Việt Nam là Tiki, Lazada, Shopee v.v…), mang lại cho họ khả năng nhắm mục tiêu lại đối tượng của họ dựa trên sản phẩm hoặc dịch vụ thực tế được xem trên trang web.

Về cơ bản, bố cục quảng cáo banner dựa trên mẫu và tất cả thông tin khác được thêm động từ nguồn cấp dữ liệu.

Nguồn cấp dữ liệu là danh sách tất cả các sản phẩm hoặc dịch vụ bao gồm tất cả các thuộc tính bắt buộc cho một banner được tạo.

Bạn có thể xem hướng dẫn chi tiết hơn về quảng cáo động và tiếp thị lại ở bài viết này

Quảng cáo Dynamic Remarketing mạng hiển thị Google

Quảng cáo Dynamic Remarketing mạng hiển thị Google

D. Quảng cáo hiển thị hình ảnh nhằm mục đích mua hàng có thực sự hiệu quả ?

Trông đợi việc mua hàng thông qua quảng cáo hiển thị hình ảnh của Google có lẽ là bẫy lớn nhất mà một doanh nghiệp nhỏ hoặc doanh nghiệp mới có thể rơi vào.

Không có trải nghiệm quảng cáo, sản phẩm hoặc dịch vụ chưa được đánh giá, bạn có thể sẽ chi tiêu một lượng tiền khổng lồ nhưng hiệu quả thấp

Quảng cáo banner trở nên vô hình hơn bao giờ hết. Đó là chưa kể tới những plugin chặn quảng cáo đang trở nên ngày càng phổ biến hiện nay

Tuy nhiên quảng cáo hiển thị có thể hoạt động hiệu quả với mạng xã hội như Facebook hay Instagram, với 1 số ngành nhất định như thực phẩm, thời trang.

Nhưng điều này phụ thuộc vào nội dung và hình ảnh của bạn có đủ khác biệt với các đối thủ khác trên thị trường hay không ?

E. Quảng cáo nhận diện thương hiệu

Chiến dịch nâng cao nhận thức về thương hiệu là một mục đích khác về quảng cáo hiển thị hình ảnh.

Nhận thức về thương hiệu là một loại chiến dịch tập trung vào phạm vi tiếp cận, thay vì chuyển đổi trực tiếp.

Mục tiêu chính của họ là tiếp cận càng nhiều người có liên quan càng tốt và ảnh hưởng đến họ để thu hút sự quan tâm đến thương hiệu của bạn và không nhất thiết phải khiến họ thực hiện một hành động cụ thể.

Mặc dù chiến dịch nâng cao nhận thức về thương hiệu thường có phạm vi tiếp cận rộng hơn nhưng bạn vẫn cần có đối tượng phù hợp.

Chiến dịch nâng cao nhận thức cần phải được lên kế hoạch cẩn thận và sẽ yêu cầu chạy trong một khoảng thời gian dài hơn để có hiệu quả.

Nếu bạn muốn bắt đầu chiến dịch tập trung vào thương hiệu, nên đặt tư duy là tiền bạc…không phải vấn đề.

Bạn cần phải đảm bảo rằng bạn có thể đủ khả năng chi tiêu nhiều tiền cho một chiến dịch sẽ không có bất kỳ kết quả trực tiếp và ngay lập tức nào về doanh số bán hàng.

F. Tầm quan trọng của trang đích trong quảng cáo hiển thị

Trước hết, việc có một trang đích dành riêng cho mỗi chiến dịch quảng cáo là rất quan trọng.

Việc gửi tất cả lưu lượng truy cập đến trang chủ của mình có thể giảm hiệu quả quảng cáo đáng kể .

Trang đích tùy chỉnh với nội dung phù hợp được thiết kế đặc biệt để hoạt động cho chiến dịch  sẽ làm tăng hiệu suất quảng cáo lên mức cao nhất

Hãy nghĩ về banner của bạn như là 1 phần của trang đích.

Xét về thiết kế tổng thể, các banner và trang đích của bạn nên gần giống nhau.

Theo cách này bạn ngăn chặn bất kỳ sự hoang mang nào nếu khách hàng nhấp vào biểu ngữ của bạn và truy cập vào trang đích nhưng trang đích lại khác hoàn toàn so với banner quảng cáo họ thấy

Thông điệp trên trang đích cũng cần giống với trên banner quảng cáo, nếu không, người dùng sẽ cảm thấy thiếu sự tin tưởng với thông điệp, hoặc cả thương hiệu bạn đại diện.

 

Đôi nét về MnT Design

MnT Design là nơi cung cấp dịch vụ thiết kế đồ họa chuyên nghiệp nhất. Tinh tế - bắt mắt - thẩm mỹ là phương châm của chúng tôi. Sản phẩm tại MnT Design luôn có độ hoàn thiện cao và mức giá cạnh tranh nhất trên thị trường.