Đôi khi thực hiện một dự án, bạn nhận ra mình có thể cần Giám đốc sáng tạo (Creative Director) hoặc Giám đốc nghệ thuật (Art Director)
Vậy sự khác biệt giữa hai vị trí đó là gì ?
Có rất nhiều yếu tố cần xem xét, bạn sẽ cần vị trí nào dựa trên nhu cầu của bạn ?
Cả hai loại giám đốc đều đóng vai trò quan trọng trong việc xây dựng thương hiệu và thực hiện dự án, vì vậy bạn cần hiểu được sự khác biệt giữa 2 vị trí này
TÓM LƯỢC BÀI VIẾT NÀY
Giám đốc sáng tạo (Creative Director) là gì ?
Giám đốc Sáng tạo là người có tầm nhìn xa và là người lãnh đạo dự án.
Họ có đầy đủ hiểu biết và thậm chí là đầy đủ kỹ năng nghệ thuật, thẩm mỹ để xây dựng thương hiệu, nhưng họ tập trung hơn vào tầm nhìn của dự án.
Giám đốc sáng tạo sẽ lên kế hoạch chiến lược về những ý tưởng sáng tạo nào cần được hoàn thiện, đồng thời đảm bảo rằng tất cả hình ảnh, thông điệp và thiết kế đều gắn kết với nhau.
Giám đốc sáng tạo thường lãnh đạo một nhóm các cá nhân thiết kế theo mục tiêu chung để đảm bảo rằng dự án sẽ đi chính xác theo cách mà khách hàng mong muốn.
Họ hoạt động như một luồng giao tiếp chính giữa nhóm thiết kế các chi tiết của dự án và khách hàng.
Giám đốc sáng tạo thiết lập ngân sách, lịch trình, mối quan hệ và xác định tất cả các chi tiết để phù hợp với tầm nhìn dự án đã thiết lập.
Từ khâu hình thành đến khâu hoàn thiện, Giám đốc sáng tạo chính là cánh tay phải của khách hàng.
Họ tham gia vào toàn bộ quá trình của dự án và hỗ trợ nhà thiết kế trong suốt quá trình. Họ tạo ra một môi trường làm việc thân thiện và tập trung sức lực vào việc kết nối nhóm thiết kế lại với nhau để dự án vận hành trơn tru nhất có thể
Trách nhiệm của giám đốc sáng tạo :
- Tạo động lực cho nhóm sáng tạo
- Phân công trách nhiệm cho nhóm phù hợp với tiến độ của dự án
- Nuôi dưỡng và thực hiện các ý tưởng của đội ngũ thiết kế
- Quản lý ngân sách của dự án
- Tổ chức các buổi nghiền ngẫm sáng tạo (Brainstorming sessions)
- Truyền đạt và đáp ứng mong muốn, nhu cầu của khách hàng từ khi dự án hình thành đến khi kết thúc
- Làm việc chặt chẽ với khách hàng và thông báo nhu cầu của khách hàng cho nhóm thiết kế
- Tuyển dụng và đào tạo đội ngũ nhân viên
- Giám sát khả năng sinh lời của dự án cùng với ngân sách và thời han phụ trách dự án
- Xây dựng chiến lược quảng cáo thương hiệu
- Đánh giá công việc và phản hồi mang tính xây dựng (Đối với cả nhân viên và khách hàng)
- Đảm bảo các mục tiêu truyền thông hình ảnh và tiêu chuẩn thương hiệu được gắn kết
Kỹ năng cần có của một giám đốc sáng tạo :
- Truyền cảm hứng và thúc đẩy người khác mọi người
- Giao tiếp (cả bằng văn bản và lời nói)
- Dẫn dắt team
- Đa nhiệm tốt
- Tầm nhìn sáng tạo
- Quản lý dự án
- Tạo lập và duy trì tốt các mối quan hệ
- Thiết lập nhịp điệu và thời hạn phù hợp cho một dự án
- Đặt mục tiêu thực tế và bám sát mục tiêu đó
- Xoay vòng và giải quyết vấn đề
- Có khả năng đổi mới
- Tiếp thị và bán hàng (cho dù đó là một sản phẩm vật lý hay thương hiệu)
- Đưa ra phản hồi mang tính xây dựng
- Quản lý thời gian hiệu quả
Giám đốc nghệ thuật (Art Director) là gì ?
Giám đốc nghệ thuật là người chịu trách nhiệm định hình các chi tiết về hình ảnh và phong cách chủ đạo của một dự án thương hiệu hay dự án nghệ thuật.
Họ giám sát các khía cạnh nghệ thuật và ý tưởng thiết kế khác nhau cần thiết cho dự án và về bàn giao chúng cho giám đốc sáng tạo.
Giám đốc nghệ thuật làm việc chặt chẽ với một nhóm nghệ sĩ thiết kế, họ xác định các yếu tố nghệ thuật cần thiết để hoàn thành một dự án cho dù đó là nhiếp ảnh, phim, viết quảng cáo, hội họa hay thiết kế logo, thiết kế thương hiệu.
Sau đó, Giám đốc Nghệ thuật huy động team thiết kế của họ, trau dồi kỹ năng của mỗi cá nhân và mang lại một phong cách chung cho dự án
Art Director chịu trách nhiệm giám sát các yếu tố sáng tạo của một dự án và thường sẽ hỗ trợ về ngân sách và thời gian tùy thuộc vào nhu cầu của công ty.
Họ trình bày các dự án để giám đốc sáng tạo phê duyệt hoặc làm việc trực tiếp với khách hàng.
Giám đốc Nghệ thuật là người chịu trách nhiệm về các chi tiết và kỹ thuật thiết kế hơn của một dự án so với giám đốc sáng tạo, người triển khai tầm nhìn chung
Trách nhiệm của giám đốc nghệ thuật :
- Diễn giải tầm nhìn của khách hàng và truyền đạt rõ ràng tầm nhìn đó với nhóm thiết kế
- Tìm ra cách truyền đạt trực quan một thông điệp hoặc khái niệm cụ thể
- Hợp tác chặt chẽ với một nhóm quảng cáo trong tất cả các giai đoạn của chiến dịch quảng cáo
- Hoàn thiện tất cả các chi tiết của dự án thiết kế về mặt thẩm mỹ và kỹ thuật
- Chỉ đạo và chỉ định các cá nhân tham gia dự án
- Giám sát tiến trình của dự án
- Đưa ra lời khuyên, phản hồi và kiến thức chuyên môn cho nhóm thiết kế
- Thực hiện tầm nhìn của thương hiệu một cách trực quan
- Chuyển sang dự án để khách hàng và giám đốc sáng tạo phê duyệt
- Phê duyệt các khía cạnh kỹ thuật và thẩm mỹ của một dự án
Kỹ năng cần có của một giám đốc nghệ thuật :
- Có chuyên môn cao về thẩm mỹ, và các khía cạnh kỹ thuật trong lĩnh vực nghệ thuật cụ thể
- Giao tiếp xuất sắc
- Chăm chỉ và hiệu quả
- Quản lý thời gian tốt
- Kỹ năng quản lý và thực hiện chi tiết kỹ thuật của dự án
- Có khả năng lãnh đạo, thúc đẩy và quản lý một đội ngũ thiết kế
- Thông thạo nhiều khía cạnh khác nhau của nghệ thuật và thiết kế
Giám đốc sáng tạo và giám đốc nghệ thuật : Đâu là khác biệt ?
Cả hai vị trí đều hữu ích trong bất kỳ loại dự án thiết kế sáng tạo, nhiều khi công việc của cả 2 có thể trùng lặp lẫn nhau.
Thông thường, cả Giám đốc Sáng tạo và Giám đốc Nghệ thuật đều có cùng mục tiêu: Mang đến những tác phẩm sáng tạo xuất sắc, chất lượng cao, đáp ứng được kỳ vọng của khách hàng trong ngân sách khả kiến !
Họ cộng tác với nhau cũng như làm việc với một nhóm thiết kế để tạo ra các tác phẩm chỉnh chu nhất cho dự án và khách hàng.
Mặc dù mục tiêu cuối cùng giống nhau, nhưng lĩnh vực , trách nhiệm và trọng tâm của Giám đốc Sáng tạo và Giám đốc Nghệ thuật khác nhau.
Giám đốc Sáng tạo có tầm nhìn dài hạn về dự án trong khi Giám đốc Nghệ thuật chịu trách nhiệm về các khía cạnh kỹ thuật và chuyên môn để kết quả đúng theo tầm nhìn đó.
Về phân công công việc, thông thường, Giám đốc nghệ thuật trình bày ý tưởng của họ cho Giám đốc sáng tạo, sau đó Giám đốc sáng tạo sẽ đảm bảo những ý tưởng này phù hợp với tầm nhìn tổng thể của dự án, đặc biệt là với dự án thiết kế thương hiệu lớn, phức tạp
Mặc dù mỗi người sẽ tập trung vào một phần khác nhau của dự án, nhưng chìa khóa thành công là làm việc cùng nhau.
Giám đốc sáng tạo thường phụ thuộc vào chuyên môn kỹ thuật, thẩm mỹ của Giám đốc nghệ thuật để đưa ý tưởng thành hiện thực và Giám đốc nghệ thuật phụ thuộc vào Giám đốc sáng tạo để dẫn dắt, phân công và bám sát mục tiêu, tầm nhìn phức tạp của dự án
Bạn cần Giám đốc sáng tạo hay Giám đốc nghệ thuật ?
Quyết định này tất nhiên phụ thuộc vào mục tiêu của dự án
Nếu bạn đang tìm người thực hiện toàn bộ dự án, tất cả các chi tiết nhỏ của dự án cần người quản lý, phân phối và hoàn thiện, bạn có thể cân nhắc thuê Giám đốc sáng tạo.
Nếu bạn đang muốn quản lý một nhóm thiết kế để đạt được một kết quả cụ thể về hình ảnh, thì Giám đốc nghệ thuật sẽ là một lựa chọn hoàn hảo.
Nếu bạn đang muốn thực hiện một dự án lớn nhưng cần một tầm nhìn lớn và cả sự gắn kết của các yếu tố nghệ thuật, thì bạn cần cả Giám đốc sáng tạo và Giám đốc nghệ thuật !