Nếu bạn đang có ý định chạy quảng cáo trên mạng xã hội, Instagram là một trong những nền tảng đáng cân nhắc, vì sao ?
Theo nhiều khảo sát gần đây, 27% người dùng cho biết họ tìm thấy các sản phẩm và thương hiệu mới thông qua quảng cáo mạng xã hội có trả tiền, trong đó quảng cáo trên Instagram có thể tiếp cận hơn… 1,2 tỷ người dùng hoặc 20% dân số thế giới trên 13 tuổi.
Trong bài viết này, chúng tôi sẽ cung cấp cho bạn hướng dẫn toàn diện về cách tạo quảng cáo trên Instagram sao cho hiệu quả
TÓM LƯỢC BÀI VIẾT NÀY
Quảng cáo Instagram là gì ?
Quảng cáo Instagram là những bài đăng mà bạn phải trả tiền để phân phối cho người dùng Instagram thấy và tương tác !
Tương tự như Facebook, quảng cáo Instagram xuất hiện ở rất nhiều vị trí trên ứng dụng, như trong nguồn cấp dữ liệu của người dùng, tính năng Stories, Explore(Khám phá) v.v…
Các bài đăng quảng cáo tương tự như các bài đăng bình thường nhưng luôn hiển thị chữ “Được tài trợ – Sponsored” để người dùng biết đó là bài đăng quảng cáo !
Chúng cũng thường có nhiều tính năng hơn một bài đăng bình thường, ví dụ như tích hợp liên kết, nút CTA (nút kêu-gọi-hành-động) và hiển thị danh mục sản phẩm.
Chi phí quảng cáo Instagram thường là bao nhiêu ?
Chi phí của quảng cáo Instagram phụ thuộc nhiều vào nhiều yếu tố – không có một mức giá cố định phù hợp cho tất cả nhà quảng cáo !
Một số yếu tố ảnh hưởng tới chi phí quảng cáo là :
- Cách nhắm mục tiêu của bạn
- Tính cạnh tranh với các nhà quảng cáo khác !
- Thời điểm trong năm (chi phí thường tăng ở thời điểm mua sắm trong ngày lễ cuối năm, chẳng hạn như giáng sinh hay tết tại Việt Nam)
- Vị trí quảng cáo
Cách tốt nhất để ước lượng ngân sách của bạn là thiết lập chiến dịch nháp trong trình quản lý quảng cáo và tìm kiếm tính năng Audience Definition và Estimated Daily Results, 2 tính năng này sẽ cho bạn biết liệu ngân sách của bạn có đủ để tiếp cận đối tượng tiềm năng trong khoảng thời gian bạn mong muốn hay không.
Lưu ý rằng không có “phương pháp lý tưởng” phù hợp với tất cả mọi người.
Bạn có thể bắt đầu bằng cách tạo quảng cáo với ngân sách vài đô la mỗi ngày và mở rộng/thu hẹp ngân sách dựa trên hiệu quả quảng cáo
Để kiểm soát chi phí quảng cáo Instagram, bạn có thể đặt ngân sách hàng ngày hoặc giới hạn ngân sách trong suốt chiến dịch. Chúng mình sẽ giải thích chi tiết hơn ở phần dưới
Các loại quảng cáo Instagram :
Có nhiều loại định dạng quảng cáo khác nhau trên Instagram để đa dạng hóa sự lựa chọn của nhà quảng cáo, bao gồm:
- Quảng cáo hình ảnh (Image ads)
- Quảng cáo câu chuyện (Stories ads)
- Quảng cáo video (Video ads)
- Quảng cáo băng chuyền (Carousel ads)
- Quảng cáo bộ sưu tập (Collection ads)
- Quảng cáo khám phá (Explore ads)
- Quảng cáo IGTV (IGTV ads)
- Quảng cáo mua sắm (Shopping ads)
- Quảng cáo Reels (Reels ads)
Với tùy chọn loại quảng cáo đa dạng, bạn có thể chọn kiểu quảng cáo tốt nhất phù hợp với mục tiêu kinh doanh cụ thể của mình.
Mỗi định dạng quảng cáo sẽ có rất nhiều nút CTA (nút kêu-gọi-hành-động) được thiết kế sẵn như sau :
Quảng cáo hình ảnh (Image ads)
Quảng cáo hình ảnh cho phép nhà quảng cáo sử dụng hình ảnh đơn lẻ để quảng cáo thương hiệu, sản phẩm và dịch vụ của mình.
Quảng cáo hình ảnh phù hợp cho các chiến dịch cần nội dung hình ảnh hấp dẫn được truyền tải trong một hình ảnh duy nhất. Những hình ảnh này có thể được tạo ra từ dịch vụ thiết kế banner hay thiết kế hình ảnh chuyên nghiệp
Bạn cũng có thể thêm văn bản vào hình ảnh. Tuy nhiên, Instagram khuyên bạn nên hạn chế chèn quá nhiều văn bản để quảng cáo được phân phối tốt nhất (Lý tưởng là văn bản chỉ nên chiếm tối đa 20% diện tích trên hình ảnh quảng cáo)
Quảng cáo câu chuyện (Stories ads)
Quảng cáo câu chuyện trên Instagram là quảng cáo hình ảnh hoặc video xuất hiện trong tính năng story của người dùng !
Tính năng Story được sử dụng rất nhiều trên Instagram, với hơn 500 triệu người dùng Instagram xem Story mỗi ngày.
Mức độ tương tác của quảng cáo Story thường cao hơn vì định dạng này hiển thị trên toàn bộ màn hình thiết bị di động, mang lại cảm giác sống động hơn nhiều so với quảng cáo trong nguồn cấp dữ liệu (New feed) đơn thuần !
Khi thiết kế quảng cáo Story, các doanh nghiệp có thể sử dụng tất cả các tính năng của Story trên Instagram như bộ lọc, văn bản, GIF và nhãn dán
Quảng cáo Story có thể sử dụng ảnh tĩnh, video và băng chuyền ảnh Nút kêu gọi hành động được trình bày dưới dạng liên kết vuốt lên ở cuối Story như ví dụ dưới đây
Quảng cáo video (Video Ads)
Tương tự như quảng cáo hình ảnh, quảng cáo video trên Instagram cho phép doanh nghiệp cung cấp cho người dùng cái nhìn sâu hơn về thương hiệu, sản phẩm và dịch vụ của họ thông qua một đoạn video có độ dài phù hợp
Quảng cáo video trong nguồn cấp dữ liệu có thể dài đến 60 phút, nhưng các video ngắn (5-10 phút) đã được chứng minh hiệu quả hơn nhiều !
Quảng cáo băng chuyền (Carousel Ads)
Quảng cáo băng chuyền là quảng cáo chứa một loạt hình ảnh hoặc video mà người dùng có thể vuốt qua trên thiết bị di động
Quảng cáo băng chuyền có thể xuất hiện cả trong nguồn cấp dữ liệu và trong tính năng story của Instagram, với nút kêu gọi hành động hoặc liên kết (thao tác bằng cách vuốt lên) dẫn người dùng trực tiếp đến website của bạn.
Bạn có thể sử dụng quảng cáo băng chuyền để:
- Chia sẻ bộ sưu tập hình ảnh/video các sản phẩm liên quan
- Kể một câu chuyện nhiều phần
- Chia sẻ lên đến 10 hình ảnh hoặc video
Quảng cáo bộ sưu tập (Collection ads)
Quảng cáo bộ sưu tập là sự kết hợp giữa quảng cáo băng chuyền và quảng cáo mua sắm.
Quảng cáo bộ sưu tập giới thiệu sản phẩm trực tiếp từ danh mục sản phẩm của bạn.
Quảng cáo bộ sưu tập phù hợp nhất với lĩnh vực thương mại điện tử vì chúng cho phép người dùng mua sản phẩm trực tiếp từ quảng cáo.
Khi người dùng nhấp vào quảng cáo, họ sẽ được chuyển hướng đến tính năng Instagram Instant Experience Storefront, giúp họ có thể tìm hiểu thêm về sản phẩm và tiến hành mua hàng.
Quảng cáo khám phá (Explore ads)
Quảng cáo khám phá là quảng cáo xuất hiện trong tab Explore, một khu vực của Instagram mà người dùng khám phá nội dung và tài khoản mới được cập nhật dựa trên thói quen sử dụng Instagram của họ.
Hơn 50% người dùng Instagram truy cập vào khu vực Explore mỗi tháng, vì vậy đây là một nơi tuyệt vời để hiển thị quảng cáo
Quảng cáo khám phá trên Instagram không xuất hiện trong phần khám phá hoặc các kênh chủ đề một cách ngẫu nhiên, mà nó sẽ hiển thị sau khi ai đó nhấp vào ảnh hoặc video từ phần khám phá.
Do nội dung trong khu vực Explore của người dùng liên tục thay đổi, quảng cáo khám phá cho phép các doanh nghiệp được hiển thị cùng với nội dung thịnh hành và phù hợp với văn hóa mỗi quốc gia
Quảng cáo khám phá hỗ trợ cả hình ảnh và video.
Mẹo : Không cần thiết kế nội dung hoàn toàn mới cho quảng cáo khám phá. Bạn có thể chỉ cần tận dụng các quảng cáo cũ
Quảng cáo IGTV (IGTV Ads)
Quảng cáo IGTV là quảng cáo video tự động phát sau khi người dùng nhấp để xem video IGTV (Instagram TV) từ nguồn cấp dữ liệu
Video trên IGTV dài tối đa 15 giây và phải được thiết kế để xem ở kích thước chiều dọc
Quảng cáo trên IGTV có thể được hiển thị khi người dùng đang xem video chính và có thể bỏ qua
Quảng cáo IGTV thời điểm bài viết này ra đời chỉ hỗ trợ ở một số quốc gia như Hoa Kỳ, Vương quốc Anh và Úc. Người làm sáng tạo nội dung video có thể chọn hiển thị quảng cáo trong video IGTV của họ và nhận được 55% doanh thu quảng cáo tạo ra từ mỗi lượt xem.
Quảng cáo mua sắm (Shopping Ads)
Với 130 triệu người dùng nhấn vào các bài viết mua sắm mỗi tháng, không có gì lạ khi Instagram đã cải thiện rất nhiều các tính năng mua sắm online trên chính nền tảng của mình trong thời gian vừa qua
Với nhiều tính năng mới nhất của Instagram, người dùng hiện có thể xem và mua sản phẩm mà không cần rời khỏi ứng dụng ( đối với các gian hàng đã bật Instagram Checkout).
Quảng cáo mua sắm trên Instagram đưa người dùng trực tiếp đến phần mô tả sản phẩm trong ứng dụng Instagram. Sau đó, họ có thể mua thông qua trang web của bạn.
Để chạy quảng cáo mua sắm, bạn cần thiết lập danh mục sản phẩm trên Instagram của mình.
Quảng cáo Reels (Reels ads)
Với sự ra mắt thành công của Reels, một tính năng cho phép người dùng xem video ngắn rất giống với Tik tok, Instagram gần đây đã hỗ trợ tính năng quảng cáo trên nền tảng tiềm năng này
Quảng cáo sẽ được hiển thị ở khi bạn lướt qua các video trong Reels, video quảng cáo cũng có yêu cầu thông số kỹ thuật tương tự như quảng cáo story (video dọc toàn màn hình) và độ dài tối đa 30 giây.
Loại quảng cáo Instagram nào thì phù hợp với bạn ?
Như đã trình bày ở phần trên, có Instagram hỗ trợ rất nhiều loại quảng cáo, vậy bạn nên chọn loại nào phù hợp với thương hiệu, doanh nghiệp của mình ?
Trình quản lý quảng cáo của Instagram hỗ trợ chạy thử nghiệm, có nghĩa là bạn có thể thử nghiệm nhiều định dạng và xem định dạng nào hoạt động tốt nhất trước khi quyết định chi tiền cho toàn bộ chiến dịch quảng cáo !
Để thu hẹp sự lựa chọn của mình, hãy tự hỏi những câu hỏi dưới đây :
01. Mục tiêu của tôi là gì ?
Mục tiêu lớn nhất khi chạy quảng cáo Instagram của bạn là gì ?
- Tăg lưu lượng truy cập vào trang web ?
- Nhận nhiều lượt xem video cho một sản phẩm mới ?
- Lan truyền thương hiệu vì bạn là công ty mới thành lập ?
- Tăng doanh số bán hàng hay chuyển đổi ?
Sau khi xác định được mục tiêu của mình, bạn có thể thu hẹp lựa chọn một số định dạng tiềm năng dựa trên các mục tiêu được hỗ trợ và lời kêu gọi hành động cho từng loại quảng cáo.
Ví dụ: Quảng cáo Story, IGTV và Reels lý tưởng để tăng lượt xem video, trong khi quảng cáo mua sắm và bộ sưu tập phù hợp để thúc đẩy doanh số bán hàng
02. Đối tượng mục tiêu của tôi là ai ?
Tùy thuộc vào đối tượng tiềm năng mà quảng cáo hướng tới, bạn sẽ chọn loại quảng cáo phù hợp với đối tượng đó !
Nghĩ về thói quen và hành vi của người dùng mục tiêu của bạn. Họ có thích xem video không ? Hay họ thích mua sắm online ?
Họ dành nhiều thời gian để xem story hay thường lướt new feed (nguồn cấp dữ liệu) để xem hình ảnh, video ?
Từ những thông tin đó, bạn hãy chọn các loại quảng cáo nhắm mục tiêu và lời kêu gọi hành động phù hợp với sở thích tự nhiên của người dùng
03. Theo dõi tương tác tự nhiên để xác định loại quảng cáo phù hợp
Rất có thể những người theo dõi tự nhiên, không phải trả tiền của bạn có nhiều điểm tương đồng với đối tượng mà bạn sẽ nhắm mục tiêu bằng quảng cáo Instagram
Vì vậy, hãy nhìn vào lượt tương tác tự nhiên, không phải trả tiền của bạn để xem loại bài đăng nào đã hoạt động hiệu quả
Điều đó sẽ cung cấp cho bạn thông tin về những loại quảng cáo phù hợp (Ví dụ nên chọn quảng cáo hình ảnh hay video, quảng cáo trên nguồn cấp dữ liệu hay quảng cáo story v.v…)
Cách tạo quảng cáo Instagram : Hướng dẫn chi tiết từng bước !
Có hai cách để tạo chiến dịch quảng cáo Instagram: Quảng cáo trực tiếp bài đăng và trình quản lý quảng cáo.
Quảng cáo trực tiếp trên bài đăng rất tiện lợi, bạn chỉ cần thực hiện một vài thao tác và có thể làm ngay trên ứng dụng Instagram,
Nhưng nếu bạn muốn tùy chỉnh quảng cáo của mình sâu hơn, nâng cao hơn thì bạn cần vào trình quản lý quảng cáo
Chúng mình sẽ hướng dẫn bạn cả hai phương pháp dưới đây :
Cách 1 : Quảng cáo trực tiếp bài viết trong ứng dụng
Cách dễ nhất để bắt đầu quảng cáo trên Instagram là nhấp vào quảng cáo bài viết trên trang Instagram hiện có, giống tùy chọn Boost Post của Facebook.
Nếu bạn thấy bài viết của mình hiệu quả và thu hút nhiều lượt tương tác tự nhiên, thì việc quảng bá bài viết đó sẽ giúp bạn thu hút nhiều lượt theo dõi hơn và nhiều khách hàng tiềm năng hơn !
Bạn cần có tài khoản doanh nghiệp trên Instagram để thực hiện quảng cáo, hãy xem hướng dẫn tạo tài khoản công ty/doanh nghiệp trên ứng dụng Instagram
Bạn cũng cần kết nối trang doanh nghiệp trên Facebook với tài khoản Instagram của mình theo hướng dẫn này
Sau khi thực hiện 2 bước trên, chỉ cần nhấp vào nút Quảng cáo/Promote trên bài đăng bạn muốn chạy quảng cáo
Bạn sẽ được Instagram hỗ trợ chọn đối tượng ưa thích, vị trí, ngân sách và thời gian chạy quảng cáo
Cuối cùng, click vào nút tạo quảng cáo.
Quảng cáo của bạn sẽ được Facebook xem xét và phê duyệt. Sau khi quảng cáo đi hoạt động, hãy nhớ theo dõi kết quả trong tab Quảng cáo/Promotion trên tài khoản Instagram của bạn.
Cách 2 : Chạy quảng cáo chuyên sâu thông qua trình quản lý quảng cáo Facebook
Để tận dụng tối đa khả năng nhắm mục tiêu, sáng tạo và dữ liệu của Instagram, bạn hãy sử dụng trình quản lý quảng cáo của Facebook để tạo các chiến dịch quảng cáo (Vì Facebook sở hữu Instagram).
Mặc dù tạo quảng cáo trong trình quản lý quảng cáo sẽ phức tạp hơn, nhưng nếu bạn muốn tạo một quảng cáo chuyên nghiệp và hiệu quả, bạn nên tận dụng công cụ này
Bước 1 : Chọn mục tiêu của bạn
Để bắt đầu, hãy truy cập trình quản lý quảng cáo Facebook và nhấp vào + Create
Bạn cần chọn mục tiêu chiến dịch của mình để từ đó, chọn ra loại quảng cáo phù hợp
- Brand awareness: Nhận thức về thương hiệu – Nâng cao nhận thức về doanh nghiệp hoặc sản phẩm của bạn trong số những người dùng chưa biết về bạn.
- Reach: Tập trung vào phạm vi tiếp cận, nghĩa là hiển thị quảng cáo của bạn cho càng nhiều người càng tốt trong đối tượng mục tiêu mà quảng cáo hướng tới
- Traffic: Lưu lượng truy cập – Tập trung nhấp chuột đến trang web, ứng dụng hoặc bất kỳ URL nào khác.
- App installs: Lượt cài đặt ứng dụng – Thu hút người dùng tải xuống ứng dụng điện thoại của bạn
- Engagement: Tương tác – Tập trung thu hút nhận xét, lượt thích, lượt chia sẻ, hoặc bất kỳ loại tương tác nào khác trên bài viết quảng cáo
- Video views: Lượt xem video – Tăng lượt xem video càng nhiều càng tốt
- Lead generation: Tạo khách hàng tiềm năng – Thu thập thông tin cá nhân từ những người dùng quan tâm (ví dụ như đăng ký email).
- Message : Tin nhắn – Khuyến khích người dùng gửi tin nhắn đến trang doanh nghiệp của bạn.
- Conversions: Chuyển đổi – Thúc đẩy doanh số bán hàng hoặc chuyển đổi trên trang web/ứng dụng của bạn
- Catalog sales: Bán hàng – Thúc đẩy doanh số bán hàng từ danh mục sản phẩm trên cửa hàng trực tuyến của bạn.
- Store traffic: Hướng người dùng đến cửa hàng thực tế để trải nghiệm và mua hàng
Sau khi chọn mục tiêu, bạn sẽ đặt tên cho chiến dịch của mình phù hợp với mục tiêu đó để dễ quản lý tài khoản
Cuối cùng, bạn sẽ có tùy chọn bật Tối ưu hóa Ngân sách Chiến dịch (Campaign Budget Optimization)
Tùy chọn này cho phép thuật toán của Facebook xác định cách chi tiêu ngân sách trên các nhóm quảng cáo, nếu bạn là người mới bắt đầu chạy quảng cáo mạng xã hội, bạn nên chọn tùy chọn này
Bước 2: Chọn ngân sách và lịch quảng cáo
Trong bước này, hãy sẽ chọn số tiền bạn sẵn sàng chi tiêu và chiến dịch quảng cáo của bạn sẽ chạy trong bao lâu
Bạn sẽ có hai tùy chọn:
- Daily budget: Ngân sách hàng ngày – Đặt mức chi tiêu tối đa, hữu ích cho các quảng cáo bật hằng ngày, chưa xác định thời điểm tắt quảng cáo
- Lifetime budget: Ngân sách trên vòng đời chiến dịch: Đặt mức chi tiêu tối đa cho toàn bộ chiến dịch của bạn, hữu ích cho các quảng cáo có thời điểm kết thúc rõ ràng
Trong phần lập lịch quảng cáo, bạn có thể chọn chạy quảng cáo liên tục toàn thời gian mỗi ngày (phổ biến nhất) hoặc chỉ quảng cáo vào những thời điểm nhất định trong ngày (ví dụ: Bạn là shop giao đồ ăn và chỉ muốn chạy quảng cáo vào buổi tối khi đối tượng khách hàng sẽ đặt đồ ăn tối).
Khi bạn điều chỉnh các tùy chọn này, bạn sẽ thấy tính năng dự báo đối tượng và kết quả ước tính ở cột bên phải, mô-đun này cho bạn biết phạm vi tiếp cận dự kiến cho ngân sách bạn đã chi ra
Cố gắng cài đặt chiến dịch để kết quả dự tính được kim đồng hồ chỉ ở dải màu xanh là tốt nhất
Bước 3: Xác định đối tượng mà quảng cáo hướng tới !
Bước tiếp theo là xác định nhắm mục tiêu của đối tượng mà quảng cáo của bạn sẽ hướng tới.
Trong bước này, bạn có thể tạo đối tượng mới (Create a New Audience) hoặc sử dụng đối tượng đã lưu ( Saved Audience) (nếu đã chạy quảng cáo nhiều lần trước đó)
Đối tượng đã lưu hữu ích nếu bạn có dữ liệu đối tượng tùy chỉnh của riêng mình (tức là khách truy cập trang web ) hoặc đối tượng trong quá khứ từ các chiến dịch trước đó mà bạn thấy hiệu quả
Nếu không, bạn nên tạo đối tượng mới dựa trên nhắm mục tiêu theo nhân khẩu học, sở thích và hành vi người dùng
Trong bước này, bạn cũng có thể chọn quảng cáo động (Dynamic Creative).
Nếu chọn quảng cáo động, bạn tạo các tiêu đề và nội dung hình ảnh riêng biệt, Facebook sẽ tự động kết hợp các tiêu đề và hình ảnh tối ưu hóa cho đối tượng mục tiêu của bạn.
Bước 4: Chọn vị trí đặt quảng cáo
Trong phần vị trí quảng cáo, bạn sẽ quyết định nơi quảng cáo của mình xuất hiện.
Có cách chọn vị trí đặt quảng cáo !
- Vị trí tự động (Automatic Placements): Quảng cáo sẽ được hiển thị ở những nơi mà người dùng nhiều khả năng tương tác nhất (Thuật toán của Facebook sẽ phân phối tự động)
- Vị trí thủ công (Manual Placements): Bạn chọn chính xác nơi quảng cáo của mình sẽ xuất hiện. Nếu bạn muốn giới hạn quảng cáo của mình chỉ hiển thị trên Instagram, bạn nên chọn cách này
Một số vị trí quảng cáo được hỗ trợ trên Facebook :
Khi chọn vị trí, trình quảng cáo của Facebook cũng hiển thị kích thước quảng cáo tối ưu, bạn nên thiết kế hình ành/video phù hợp với kích thước tối ưu này
Bước 5: Tạo quảng cáo
Bây giờ đã đến bước cuối, tạo quảng cáo của bạn !
Bạn hãy chọn trang Facebook và tài khoản Instagram tương ứng. Sau đó, bạn có thể chọn định dạng quảng cáo phù hợp với mục tiêu và đối tượng
Sau đó, hãy tiếp tục hoàn thành phần tạo quảng cáo
- Tải lên ảnh hoặc video quảng cáo
- Nhập nội dung văn bản
- Chọn cách thức thanh toán
- Xem lại quảng cáo để chuẩn bị xuất bản
- Nhấp vào Confirm (Xác nhận)
Tại bước này, bạn cũng sẽ chọn nút kêu gọi hành động và nhập URL trang đích mà bạn muốn đưa những người dùng tới sau khi nhấp vào quảng cáo !
Nếu bạn muốn theo dõi chuyển đổi từ quảng cáo, bạn cần chọn Facebook Pixel trong phần Tracking
Sau khi kết nối với trang web hoặc ứng dụng của bạn, Facebook pixel sẽ cho phép bạn xem thông tin chi tiết về cách người dùng tương tác với trang web/ứng dụng sau khi nhấp vào quảng cáo
Cuối cùng, nhấp vào nút xác nhận để khởi chạy quảng cáo của bạn !
Một số lời khuyên giúp bạn quảng cáo Instagram hiệu quả hơn !
Ở các phần trước, chúng mình đã chia sẻ cách thiết lập và khởi chạy quảng cáo Instagram
Vậy làm sao để thiết kế quảng cáo hiệu quả và thu hút khách hàng ?
Ưu tiên cho thiết bị di động :
Với Instagram, bạn nên tập trung vào người dùng điện thoại, theo nhiều thống kê 98,8% người dùng instagram truy cập mạng xã hội này thông qua thiết bị di động
- Khi quay nội dung video quảng cáo, hãy quay phim theo chiều dọc (9 × 16)
- Giảm thiểu số lượng văn bản trong quảng cáo của bạn, càng ít chữ càng tốt
- Hãy chọn kích thước font chữ lớn để dễ đọc trên màn hình điện thoại di động
- Thêm hoạt ảnh và đồ họa chuyển động vào video để nhanh chóng thu hút người xem
- Giữ thời lượng video ngắn (15 giây trở xuống)
Cho thương hiệu và thông điệp chính lên trước :
Vài giây đầu tiên của quảng cáo sẽ xác định liệu người xem có hứng thú với quảng cáo hay không !
Vì vậy, bạn nên bắt đầu quảng cáo với thông điệp chính và giới thiệu thương hiệu của bạn trong vòng 3 giây đầu tiên.
Chú ý phần âm thanh :
40% người dùng tắt âm thanh khi lướt Instagram
Do đó, điều quan trọng là phải thiết kế quảng cáo của bạn để thu hút người dùng ngay cả khi họ tắt âm thanh, bằng cách :
- Sử dụng các yếu tố hình ảnh để kể chuyện và truyền tải thông điệp chính mà không cần âm thanh
- Thêm phụ đề cho clip quảng cáo cũng là một lựa chọn không tồi
- Sử dụng lớp phủ văn bản (text-overplay) để chia sẻ thông điệp chính của bạn mà không cần âm thanh
Kết hợp nhiều loại quảng cáo
Facebook khuyên bạn nên thiết kế kết hợp các loại hình quảng cáo sáng tạo để thu hút sự chú ý và nổi bật so với đối thủ
- 01 – Phát quảng cáo nội dung ngắn giúp đưa ý tưởng cốt lõi và thu hút sự chú ý của khách hàng
- 02- Nội dung cho phép người dùng khám phá và tương tác với thương hiệu
- 03- Nội dung phong phú cho phép khách hàng đi sâu tìm hiểu về thương hiệu !