Nếu bạn là một người kinh doanh sản phẩm, thì thiết kế nhãn chai, nhãn hộp hay nhãn sản phẩm có lẽ là nhu cầu thiết yếu và là một phần quan trọng của thiết kế thương hiệu
Thiết kế nhãn hiệu, nếu được làm cẩn thận chính là nơi tuyệt vời để phát huy sự khéo léo sáng tạo và nâng cao nhận diện thương hiệu của công ty
Thiết kế logo thường nhỏ và linh hoạt, nhưng nhãn sản phẩm thì lớn hơn nhiều, bạn sẽ có nhiều không gian hơn để truyền tải thông tin hay thông điệp của công ty thông qua thiết kế nhãn
Thiết kế nhãn sản phẩm thoạt đầu không phải là việc dễ dàng !
Nhãn sản phẩm phải cung cấp thông tin và thể hiện những nét độc đáo của sản phẩm đồng thời phù hợp với nhận diện thương hiệu đã được thiết lập của công ty.
Ngoài ra bạn cần cân nhắc về mặt kỹ thuật: Thông tin nào cần đưa lên và ở vị trí nào trên nhãn, hình dạng của hộp đựng và những hạn chế do chi phí in ấn.
Trong bài viết này, chúng mình sẽ hướng dẫn bạn cách thiết kế nhãn sản phẩm chuyên nghiệp !
TÓM LƯỢC BÀI VIẾT NÀY
Trước khi bắt tay vào việc thiết kế, bạn cần chuẩn bị một số thông tin để quá trình design diễn ra suôn sẻ, tránh việc thay đổi thiết kế vội vàng vào giờ chót do thiếu kế hoạch
Nhãn của bạn sẽ được gắn lên đâu ? Trên hộp đựng, chai lọ sản phẩm hay bao bì sản phẩm ?
Hãy ghi chú cụ thể về chất liệu, kích thước / hình dạng và giá cả của hộp hay bao bì sản phẩm
Kích thước nhãn phổ biến sẽ tương ứng với các loại bao bì tiêu chuẩn, chẳng hạn như lon bia 330ml hoặc chai rượu vang 750ml. Thông thường, miễn là bạn biết kích thước vật đựng tiêu chuẩn, thì việc thiết kế nhãn sẽ diễn ra trơn tru hơn !
Dịch vụ in ấn sẽ lấy file thiết kế cuối cùng và in ra nhãn thành phẩm cho bạn.
Tốt nhất là bạn nên tìm hiểu các yêu cầu kỹ thuật và giá cả của dịch vụ in trước khi gặp nhà thiết kế — ví dụ: định dạng tệp, kích thước giới hạn, chi phí cho màu sắc bổ sung hoặc các tính năng in ấn nâng cao như dán giấy, hoàn thiện và mờ. Một số dịch vụ in ấn sẽ cung cấp các mẫu nhãn trắng làm sẵn dựa trên kích thước của bạn.
Chọn dịch vụ in song song với dịch vụ làm bao bì sẽ giúp bạn đảm bảo kích thước nhãn và chất keo phù hợp với hình dạng và chất liệu bao bì.
Nhãn sản phẩm không thể thay thế cho logo, nhiều nhà thiết kế nghiệp dư nhầm lẫn giữa 2 khái niệm này !
Logo đại diện cho thương hiệu tổng thể của doanh nghiệp thông qua một biểu tượng được đơn giản hóa trong khi nhãn sản phẩm đóng vai trò như một biển hiệu cho một sản phẩm vật lý cụ thể.
Thiết kế nhãn sản phẩm cần phù hợp với bộ nhận diện thương hiệu trong Brand Guideline, vì vậy, bạn cần thiết kế logo và bộ nhận diện trước khi tiến hành thiết kế nhãn sản phẩm.
Với bộ nhận diện thương hiệu đã xác định được màu sắc và font chữ, việc thiết kế nhãn sẽ áp dụng lại các chi tiết đó để nhất quán về mặt hình ảnh với nhận diện thương hiệu tổng thể
Phần mô tả cung cấp thông tin thực tế về sản phẩm – thường ở dạng đoạn văn bản – mà người tiêu dùng có thể đọc được khi cầm sản phẩm !
Các thông tin ở đây sẽ phụ thuộc vào sản phẩm của bạn. Ví dụ, sản phẩm y học cần cung cấp thông tin và dược tính, hướng dẫn sử dụng… !
Mặt khác, đồ uống có cồn sẽ bao gồm tỷ lệ phần trăm độ cồn cùng với các số liệu thể tích.
Bạn cần chuẩn bị phần mô tả sản phẩm trước khi thiết kế để có bố cục lý tưởng cho thiết kế nhãn
Thành phần dinh dưỡng sẽ hiển thị các thành phần và số lượng chất dinh dưỡng ở dạng bảng tính, đặc biệt đối với các sản phẩm lĩnh vực ẩm thực.
Điều quan trọng nhất ở thông tin này là bạn cần biết chính xác số lượng thành phần vì điều này sẽ quyết định độ lớn của bảng và ảnh hưởng lớn đến bố cục thiết kế
Một số loại sản phẩm sẽ cần các biểu tượng cụ thể để truyền đạt thông tin tốc ký.
Ví dụ, đây là một số biểu tượng phổ biến được sử dụng trên bao bì thực phẩm và mỹ phẩm.
Những biểu tượng này thường được các cơ quan chính phủ như FDA hoặc USDA sử dụng khi sản phẩm của bạn đã được chấp thuận để bán lẻ.
Mã vạch do tổ chức phi lợi nhuận toàn cầu GS1 quản lý và bạn có thể mua mã vạch thông qua trang web của họ.
Nếu bạn đã mua mã vạch và cần thể hiện nó trên nhãn sản phẩm, bạn cần dành không gian cho mã vạch khi chuẩn bị bố cục thiết kế
Nếu bạn cần thuê một dịch vụ thiết kế đồ họa chuyên nghiệp để họ thiết kế nhãn, bạn cần tóm tắt yêu cầu vào một file tài liệu bao gồm các hạn mục như yêu cầu kỹ thuật, sở thích thẩm mỹ, cũng như màu sắc và nhận diện thương hiệu tổng thể
Mục đích của nó là hướng dẫn dự án trong suốt quá trình thiết kế. Về cơ bản, đây là nơi bạn sẽ thu thập tất cả các thông tin đã trình bày ở phần trên và giao nó cho dịch vụ thiết kế.
Ngoài ra, tài liệu có thể bao gồm thêm nghiên cứu đối tượng khách hàng mục tiêu và đối thủ cạnh tranh cũng như các ví dụ về thiết kế nhãn mà bạn thích
Nhãn sản phẩm có đa dạng biến thể. Bạn cần chọn loại nhãn phù hợp với sản phẩm của mình
Các loại nhãn này sẽ phụ thuộc vào hình dạng của vật chứa.
Một số loại nhãn sản phẩm phổ biến là :
Đây là loại nhãn phổ biến nhất, dùng để xác định sản phẩm và làm sản phẩm nổi bật trên kệ hàng (hoặc trên ứng dụng mua sắm) thông qua hình ảnh sáng tạo, bắt mắt !
Nhãn trước thường bao gồm tên sản phẩm, logo, dòng giới thiệu, hình ảnh trang trí và thông tin hỗ trợ (chẳng hạn như kích thước vật chứa, ngày đóng gói hoặc địa điểm sản xuất sản phẩm).
Bởi vì nhãn trước nhằm mục đích thu hút sự chú ý của khách hàng, số lượng văn bản thường được giữ ở mức tối thiểu và hình ảnh được ưu tiên !
Nhãn sau thường chứa chi tiết sản phẩm, thành phần dinh dưỡng, mã vạch , chứng nhận hoặc bất kỳ thông tin cần thiết nào khác.
Một số nội dung này có thể được hiển thị ở hai bên của hộp chứa (Trong trường hợp có nhãn bọc xung quanh).
Bởi vì người tiêu dùng có thể quan tâm đến sản phẩm vào lúc này (đủ để cầm lên và lật qua lật lại đọc thông tin), mục đích của nhãn sau là truyền tải thông tin đơn giản càng rõ ràng càng tốt.
Về mặt thiết kế, nhãn sau cần nhất quán với nhãn phía trước, nhưng mặt sau sẽ tập trung vào văn bản nhiều hơn
Một hộp nhỏ dạng tròn có thể thiết kế nhãn nắp chai.
Nhãn nắp chai về cơ bản thiết kế giống như nhãn trước. Tùy thuộc vào kích thước của hộp đựng, nhãn nắp có thể cung cấp nhiều không gian hơn cho thiết kế
Một số chai lọ sản phẩm có một con dấu trên nắp, mục đích là để cảnh báo khách hàng không mua sản phẩm nếu con dấu đã bị hỏng.
Con dấu này có thể là không gian cho thiết kế với các kiểu chữ và hoa văn trang trí có thương hiệu.
Một chai lọ sản phẩm có thể có nhãn ở cổ trên. Đây là phiên bản thu nhỏ của nhãn trước, nơi logo sản phẩm và các yếu tố đồ họa được củng cố ở nhãn cổ
Như đã đề cập ở phần trước, nhãn sản phẩm là một phần của nhận diện thương hiệu tổng thể
Hãy tham khảo các thiết kế dưới đây để thúc đẩy tính nhất quán của thương hiệu thông qua nhãn sản phẩm
Một phần của việc tạo ra bản sắc riêng cho sản phẩm là khai thác vào hình ảnh, hương vị, thành phần hoặc bất cứ điều gì làm cho sản phẩm trở nên khác biệt.
Màu sắc có thể là một trong những công cụ hữu ích.
Ví dụ dưới đây, nhà thiết kế G@rry của Top Level đã khéo léo kết hợp màu sắc tương ứng với từng hương vị vào nhãn lon
Ngoài ra, bạn sẽ cần lập kế hoạch cho nhiều biến thể của cùng một thiết kế nhãn nếu có nhiều sản phẩm khác nhau trong cùng một dòng sản phẩm (phổ biến nhất là các hương vị khác nhau).
Để thực hiện thiết kế, trước tiên bạn phải thiết lập một mẫu nhãn sản phẩm cơ bản.
Đây là phiên bản phẳng, trắng của hình dạng nhãn được vẽ với kích thước chính xác.
Các phần mềm đồ họa phổ biến như Adobe Photoshop hay Illustrator sẽ hỗ trợ bạn thực hiện việc này !
Để chuyển cho dịch vụ in ấn file có thể in được, thiết kế của bạn cần được thực hiện trong phần mềm thiết kế tiêu chuẩn !
Cái này sẽ phụ thuộc vào loại hình ảnh mà thiết kế sử dụng, chẳng hạn như thiết kế sử dụng hình ảnh hay đồ họa vector ? Nhưng lựa chọn cuối cùng sẽ phụ thuộc vào việc phần mềm có thể xuất ra các loại tệp mà máy in yêu cầu hay không.
Trong phần lớn trường hợp, tệp thiết kế nên được đặt ở chế độ màu CMYK vì đây là hệ màu tiêu chuẩn trong việc in ấn !
Khi thiết lập mẫu nhãn sản phẩm trong phần mềm, hãy đảm bảo có thêm phần đệm ngoài kích thước được chỉ định của nhãn.
Đây được gọi là lề chừa xén (Bleed Margin) mục đích của nó là đảm bảo không có cạnh trống nào xuất hiện trong quá trình in. Nhìn chung, hãy tính đến:
Kích thước chính xác của các lề này có thể khác nhau tùy thuộc vào máy in, nhưng nhìn chung các máy in Hoa Kỳ khuyến nghị 0,125in và các máy in EU khuyến nghị 3mm.
Mockup là công cụ hữu ích không chỉ để xem trước cách mà nhãn sản phẩm hiển thị trên vật chứa, mà còn để kiểm tra xem thiết kế nhãn có phù hợp hay không trước khi chi tiền cho việc in ấn.
Nhãn được thiết kế trên phần mềm ở dạng phẳng, vì vậy, bạn cần làm mockup để xem nhãn có hiển thị hoàn hảo trên thực tế hay không
Một nhà thiết kế chuyên nghiệp có thể tạo ra mockup của riêng họ và chèn nhãn lên để demo cho khách hàng.
Giả sử thiết kế nhãn không cần điều chỉnh, tệp cuối cùng đã sẵn sàng để xuất in ấn. Trước hết, khách hàng sẽ cần một tệp gốc có thể chỉnh sửa (chẳng hạn như tệp PSD, AI hoặc EPS).
Trong tệp gốc này, mỗi phần của thiết kế phải nằm trên một layer riêng biệt và được đặt tên rõ ràng. Một hình ảnh demo, chẳng hạn như JPG hoặc PNG, cũng nên được làm dưới dạng mockup để chia sẻ lên mạng xã hội hay gửi cho khách hàng