Tài khoản WordPress quản trị website của bạn có bảo mật hay không ?
Bạn có chắc chắn tài khoản của mình sẽ không bị tin tặc phá hoại ?
Bạn muốn thay đổi mật khẩu theo thời gian để bảo mật tài khoản WordPress để quản trị website quý giá của mình ?
Bạn quên mật khẩu và muốn lấy lại password ?
Dù lý do là gì, biết cách thay đổi password tài khoản WordPress sẽ rất hữu ích trong mọi tình huống.
WordPress cung cấp nhiều phương pháp để thay đổi mật khẩu tài khoản quản trị website của bạn
Cách dễ nhất là sử dụng tính năng “Quên mật khẩu” trên trang đăng nhập.
Tuy nhiên, nếu bạn bị mất tài khoản mail thì cần phải làm theo phương pháp khác !
Trong bài viết chi tiết này, chúng mình sẽ chỉ cho bạn nhiều phương pháp để đổi password tài khoản WordPress !
TÓM LƯỢC BÀI VIẾT NÀY
- Thay đổi password và đặt lại password ?
- Khi nào bạn cần thay đổi password tài khoản WordPress ?
- Làm sao đổi password tài khoản WordPress ?
- Cách 1 : Thay đổi password trong trang quản trị WordPress :
- Cách 2 : Đặt lại password bằng trang đăng nhập
- Cách 3: Đổi password tài khoản WordPress bằng phpMyAdmin
- Cách 4: Đổi password tài khoản WordPress bằng cách sử dụng FTP
- Cách 5: Đổi password tài khoản WordPress trong Cpanel
- Cách 5: Đổi password tài khoản WordPress bằng đoạn mã khẩn cấp
Thay đổi password và đặt lại password ?
Mặc dù 2 cụm từ này có vẻ giống nhau nhưng thực ra chúng khác nhau về mặt kỹ thuật !
Thay đổi password
Khi bạn có thể truy cập vào trình quản trị website wordpress, bạn có thể thay đổi mật khẩu của mình.
Có nghĩa là bạn biết mật khẩu hiện tại và muốn thay đổi mật khẩu đó !
Đặt lại password
Bạn đặt lại mật khẩu khi không biết hoặc quên mật khẩu hiện tại.
Bạn thậm chí có thể đặt lại mật khẩu cho người dùng khác nếu bạn là quản trị viên tài khoản. Chúng ta sẽ thảo luận về điều này ở phần sau của bài viết.
Khi nào bạn cần thay đổi password tài khoản WordPress ?
Thay đổi mật khẩu là một cách thông minh để cải thiện tính bảo mật của tài khoản, đặc biệt nếu bạn sử dụng tài khoản trên nhiều nền tảng.
Thay đổi mật khẩu định kỳ đảm bảo rằng những người dùng khác không thể truy cập vào tài khoản của bạn.
Nhưng ngoài vấn đề bảo mật, một số trường hợp khiến bạn cần thay đổi password tài khoản WordPress :
Tình huống 1 : Quên mật khẩu nhưng có thông tin tài khoản email
Bạn quên mật khẩu tài khoản wordpress của mình nhưng vẫn có quyền truy cập vào tài khoản email
Trong trường hợp như vậy, bạn cần phải thay đổi mật khẩu. Bạn có thể:
- Sử dụng tính năng ‘Quên mật khẩu’ trên màn hình đăng nhập
- Đặt lại mật khẩu trong cPanel
- Đặt lại mật khẩu trong phpMyAdmin
- Sử dụng FTP để đặt lại mật khẩu hoặc
- Sử dụng tập lệnh đặt lại mật khẩu khẩn cấp
Tình huống 2 : Quên luôn mật khẩu tài khoản email
Trong trường hợp này, bạn quên luôn mật khẩu tài khoản email và tài khoản wordpress, để đặt lại mật khẩu bạn có thể :
- Đặt lại mật khẩu trong cPanel
- Đặt lại mật khẩu trong phpMyAdmin
- Sử dụng FTP để đặt lại mật khẩu hoặc
Tình huống 3 : Chia sẻ mật khẩu với người khác !
Bạn chia sẻ mật khẩu tài khoản của mình với người khác. Nhưng bây giờ, bạn muốn lấy lại toàn bộ quyền sở hữu tài khoản. Trong trường hợp này, bạn nên chọn thay đổi mật khẩu.
Tình huống 4 : Đổi mật khẩu thành viên với tư cách quản trị viên tài khoản
Nếu website của bạn có nhiều thành viên đóng góp ở vai trò khác nhau, ví dụ như cộng tác viên, người viết bài, biên tập viên…
Bạn muốn đổi mật khẩu của 1 thành viên cụ thể, trong trường hợp này bạn có thể :
- Sử dụng tính năng quản lý thành viên của WordPress
- Sử dụng phpMyAdmin
Làm sao đổi password tài khoản WordPress ?
Cách 1 : Thay đổi password trong trang quản trị WordPress :
Đối với cách này, bạn cần có quyền truy cập vào bảng quản trị WordPress của mình, nghĩa là bạn phải nhớ mật khẩu hiện tại của mình
Thường đổi với WordPress, thời gian duy trì đăng nhập trong máy tính sẽ là 30 ngày ! Nghĩa là nếu bạn quên mật khẩu, bạn vẫn có thể truy cập được trang quản trị WordPress
Để thay đổi Mật khẩu WordPress từ trang quản trị, hãy làm theo các bước bên dưới:
- Truy cập vào trang quản trị
- Trên bảng điều khiển bên trái, click vào phần “User”
Di chuột vào thành viên quản trị và nhấp vào ‘Edit’.
Một cửa sổ mới sẽ mở ra.
- Cuộn xuống phần ‘Account Management‘.
- Bạn sẽ thấy nút ‘Generate Password’ bên cạnh tùy chọn ‘New Password‘.
- Nhấn vào nút ‘Generate Password’
WordPress tạo cho bạn một mật khẩu ngẫu nhiên.
Bạn có thể sử dụng nó nếu bạn muốn.
Nhưng nếu bạn muốn tạo một mật khẩu riêng dễ nhớ hơn, hãy nhấp vào tab và nhập mật khẩu bạn muốn
WordPress sẽ đánh giá tính bảo mật của mật khẩu bạn tạo ở bên dưới. Vì vậy, nên sử dụng mật khẩu kết hợp chữ in hoa, số và ký hiệu để tăng tính bảo mật của mật khẩu
Khi bạn đã nhập mật khẩu xong, hãy nhấp vào nút ‘Update User‘ bên dưới để lưu các thay đổi của bạn.
Bây giờ bạn có thể sử dụng mật khẩu mới để đăng nhập vào tài khoản WordPress của mình.
Cách 2 : Đặt lại password bằng trang đăng nhập
Trong trường hợp này, bạn quên mật khẩu tài khoản đăng nhập trang quản trị WordPress và phiên đăng nhập cũng đã hết hạn, nên bạn không thể đổi password trong trang quản trị như cách 1
Hãy làm theo hướng dẫn này :
- Truy cập trang đăng nhập WordPress
- Bạn sẽ thấy thông báo ‘Lost Your Password?’ ở cuối trang. Nhấn vào nó !
Một trang mới sẽ hiện ra, bạn cần nhập tên đăng nhập hoặc địa chỉ email, xong click vào nút ‘Get New Password‘ bên dưới !
WordPress sẽ gửi cho bạn một email xác nhận với tên là WordPress Password Reset
Email có chứa một liên kết bên để đặt lại mật khẩu của bạn. Nhấp vào liên kết đó.
Một trang mới sẽ mở ra, để bạn có thể nhập mật khẩu mới của mình.
Sau khi hoàn tất, hãy nhấp vào nút ‘Reset password’ ở dưới cùng.
Để làm được cách này, bạn phải nhớ và truy cập được vào tài khoản email của mình. Còn nếu bạn…quên luôn tài khoản email thì sao ?
Hãy làm theo những cách bên dưới :
Cách 3: Đổi password tài khoản WordPress bằng phpMyAdmin
Nếu không thể thay đổi mật khẩu bằng email, bạncần thay đổi mật khẩu tài khoản WordPress ngay từ cơ sở dữ liệu
Bất cứ khi nào bạn thực hiện thay đổi dữ liệu trong WordPress, nền tảng sẽ lưu thông tin đó trên cơ sở dữ liệu WordPress. Trên cơ sở dữ liệu đó, bạn có thể tìm và thay đổi mật khẩu tài khoản của mình.
Trong phần này, chúng mình hướng dẫn bạn sử dụng phpMyAdmin.
PhpMyAdmin là một công cụ mạnh mẽ trình bày cơ sở dữ liệu của bạn 1 cách trực quan và cho phép bạn thực hiện thay đổi trong cơ sở dữ liệu bằng giao diện đơn giản.
Phương pháp này phức tạp hơn một chút so với hai phương pháp trên. Chúng tôi khuyên bạn chỉ nên sử dụng phương pháp này nếu bạn không thể thực hiện cách 1 và cách 2
Đặc biệt lưu ý: Việc chỉnh sửa trong cơ sở dữ liệu có thể gây ra lỗi trang web nếu bạn không thực hiện cẩn thận, đúng cách.
Bạn đã sẵn sàng chưa ?
- Đăng nhập vào bảng điều khiển hosting của bạn (control panel hosting)
- Tìm phpMyAdmin và click vào
- Cơ sở dữ liệu đầy đủ của trang web xuất hiện. Tìm database liên kết với trang web của bạn
- Cuộn xuống và tìm bảng wp_users.
- Nhấp vào liên kết ‘Browse’.
- Liên kết sẽ mở ra danh sách tất cả tên user trên WordPress.
- Tìm tên user của bạn và nhấp vào ‘Edit’ ngay bên cạnh
- phpMyAdmin mở ra một trường mới với tất cả thông tin người dùng.
- Xóa giá trị trong trường ‘user_pass’ và thay thế bằng mật khẩu mới của bạn.
- Chọn MD5 từ menu thả xuống trong cột Function. Nó sẽ mã hóa mật khẩu mới của bạn.
- Bây giờ hãy nhấp vào Go.
- Bạn đã thay đổi thành công mật khẩu tài khoản WordPress của mình bằng phpMyAdmin.
Cách 4: Đổi password tài khoản WordPress bằng cách sử dụng FTP
Trong trường hợp bạn không có quyền truy cập vào bảng quản trị wordpress, tài khoản email hoặc thậm chí cơ sở dữ liệu trên hosting, thì có thể thực hiện cách này
Đăng nhập vào trang web của bạn bằng FTP.
- Tìm tệp functions.php của trang web WordPress của bạn.
- Tải tệp xuống máy tính cá nhân của bạn.
- Copy ra 1 tệp mới (đề phòng bạn thao tác sai)
- Ở dòng thứ hai ngay sau <? Php, thêm wp_set_password (‘X’, ’Y’);
Lưu ý: Thay X bằng mật khẩu tạo mới và Y bằng tên người dùng của bạn.
- Bây giờ upload tệp function.php mới được chỉnh sửa này lên máy chủ (cùng vị trí mà bạn download) của bạn.
- Đăng nhập vào bảng điều khiển WordPress của bạn bằng mật khẩu bạn vừa đặt.
- Sau đó, hãy tải xuống lại tệp functions.php và xóa dòng wp_set_password.
- Uploadn lại tệp functions.php lên máy chủ
Bạn đã thay đổi thành công mật khẩu tài khoản WordPress của mình bằng FTP.
Cách 5: Đổi password tài khoản WordPress trong Cpanel
Nếu bạn đã sử dụng trình cài đặt tự động cPanel để cài đặt WordPress, bạn có thể thay đổi mật khẩu ngay từ bảng điều khiển cPanel :
- Mở cPanel của bạn.
- Cuộn xuống và tìm WordPress Manager trong phần Applications
- Màn hình cài đặt tự động WordPress mở ra.
- Cuộn xuống và tìm người dùng bạn muốn thay đổi mật khẩu
- Nhấp vào biểu tượng Edit
- Bạn sẽ đến trang chỉnh sửa cài đặt.
- Cuộn xuống phần Admin Account
- Nhập mật khẩu mới của bạn vào trường “Admin Password”
Vậy là xong, mật khẩu mới của bạn đã được áp dụng và bạn có sử dụng mật khẩu này
Cách 5: Đổi password tài khoản WordPress bằng đoạn mã khẩn cấp
Nếu tất cả các cách trên đều vô hiệu với bạn, thì bạn còn 1 cách cuối cùng để giải quyết vấn đề
Cách này sẽ hướng dẫn cách thay đổi mật khẩu tài khoản WordPress bằng 1 đoạn script
Lưu ý :
- Bạn chỉ có thể sử dụng đoạn mã khẩn cấp nếu còn nhớ user name (tên người dùng) của quản trị viên
- Cập nhật mật khẩu quản trị viên sẽ gửi cho bạn một email đến địa chỉ email của quản trị viên
- Không yêu cầu bạn phải đăng nhập.
- Yêu cầu bạn xóa tập lệnh sau khi thay đổi mật khẩu.
Cách sử dụng đoạn mã
- Sao chép ‘‘Emergency Password Reset Script” vào Notepad lưu nó dưới dạng tệp có tên ‘Emergency.php’
- Lưu tệp vào thư mục gốc của trang WordPress của bạn. Không upload vào thư mục WordPress.
- Mở liên kết: https://tên-miền-của-bạn.com/emergency.php.
- Nhập tên người dùng quản trị theo hướng dẫn.
- Nhập mật khẩu mới của bạn và sau đó nhấp vào Update
- Bạn sẽ nhận được một email trên tài khoản email quản trị có chứa thông tin mật khẩu đã thay đổi. Đừng lo lắng nếu bạn không nhận được email. Mật khẩu của bạn sẽ vẫn thay đổi thành mật khẩu mới
- Sau khi hoàn tất, hãy xóa tệp ‘Emergency.php’ khỏi máy chủ của bạn để bảo đảm tính bảo mật của trang web, nếu còn tệp này trên máy chủ, bất kỳ ai cũng có thể truy cập và đổi password theo ý thích !