File vector là gì ? Đây là một trong những khái niệm cơ bản với những ai làm việc trong ngành thiết kế đồ họa
Việc tạo ra những hình ảnh đẹp mắt, phối màu hiệu quả, tối ưu kích thước hình ảnh cùng độ sắc nét là điều bắt buộc đối với các nhà thiết kế để gây ấn tượng với khách hàng
Có hai loại tệp hình ảnh trong thế giới thiết kế: Tệp vectơ và tệp raster.
Hình ảnh raster phổ biến hơn trong đời sống hằng ngày, nhưng tệp vector vẫn có vai trò riêng rất quan trọng trong nhiều dự án thiết kế
Nhưng file vector là gì, file vectơ được sử dụng ở đâu và sự khác biệt giữa vectơ và raster ? Bài viết này sẽ giúp bạn trả lời những câu hỏi trên
TÓM LƯỢC BÀI VIẾT NÀY
01. File vector là gì ?
Như tên gọi, “vector” là một thuật ngữ có nguồn gốc từ lĩnh vực hình học !
Trong lĩnh vực thiết kế, nó không chỉ đơn thuần là một thuật ngữ toán học.
Toàn bộ ý nghĩa đằng sau đồ họa vector là chúng có hình dạng được xác định bằng toán học (như đường thẳng hoặc đường cong), vì bạn có thể kéo dài một đường thẳng hoặc một đường cong tới vô hạn mà không bị mất đi bất kỳ giá trị nào, hay giảm chất lượng điểm ảnh
Đây là những phẩm chất cốt lõi của 1 file vector !
Điều đó có nghĩa là bạn có thể phóng to, thu nhỏ hình ảnh của mình theo bất kỳ cách nào bạn thích và bạn vẫn giữ được độ sắc nét của hình ảnh !
Vậy , sự khác biệt chính giữa file vectơ và raster là gì ?
02. Sự khác biệt giữa file vector và raster
Các tệp vectơ và raster đều có vài trò riêng trong ngành thiết kế đồ họa. Sự khác biệt của chúng như sau :
File vectơ có thể phóng to thu nhỏ tùy ý
Đây là sự khác biệt cơ bản nhất, như đã trình bày trong phần định nghĩa, file vector có thể phóng to thu nhỏ đến vô hạn mà vẫn giữ được sắc nét ban đầu
Măt khác , hình ảnh Raster được tạo thành từ các khối (pixel). Việc phóng to các khối này sẽ khiến chúng kém sắc nét hơn, dẫn đến chất lượng hình ảnh bị giảm sút rõ rệt.
Thậm chí việc thu nhỏ đôi khi có thể gây mất dữ liệu và giảm chất lượng ảnh !
File vectơ thường nhẹ hơn
Kích thước file vector được tính theo kích thước hình ảnh, do đó chúng được tối ưu hóa hơn so với hình ảnh raster.
Thông thường, chúng nhẹ hơn nhiều so với các tệp raster.
Tất nhiên, điều đó không có nghĩa là file vectơ luôn có dung lượng nhẹ. Việc thêm nhiều hiệu ứng, hay nhiều điểm vector có thể nâng kích thước tệp lên kha khá
Các file vectơ hỗ trợ tốt hơn cho dự án thiết kế
Nếu bạn là một nhà thiết kế, bạn nên lưu tệp dưới dạng vectơ nếu có thể, thay vì ảnh bitmap, vì bạn có thể chỉnh sửa chúng dễ hơn, tiết kiệm dung lượng và mở file nhanh hơn
File raster kém linh hoạt hơn nhiều và khó chỉnh sửa chi tiết như vector
Ảnh raster hỗ trợ màu sắc tốt hơn !
Kích thước tệp raster lớn cũng có lợi thế nhất định. Mỗi pixel ghi lại dữ liệu duy nhất. Điều này giúp màu sắc và chiều sâu của hình ảnh raster được thể hiện tốt hơn !
Tuy nhiên, việc phóng to hình ảnh raster sẽ giảm chất lượng ảnh, vì vậy bạn cần thận trọng
Ảnh raster rất dễ sử dụng
Mặc dù file vector có nhiều ưu điểm, nhưng hầu hết các hình ảnh kỹ thuật số chúng ta thấy trên máy tính đều ở định dạng bitmap/raster
Tại sao vậy?
Vì ảnh raster cực kỳ dễ sử dụng, mọi máy tính hay thiết bị điện tử đều có thể hiện/chỉnh sửa ảnh raster một cách dễ dàng.
Trong khi đó, tệp vectơ cần được mở và chỉnh sửa bằng phần mềm đặc biệt, như Adobe Illustrator hay CorelDRAW.
03. Các định dạng file vector phổ biến !
Chắc hẳn bạn đã từng nghe đến các định dạng ảnh raster như JPEG, PNG hoặc GIF.
Chúng là những định dạng ảnh raster phổ biến nhất.
Định dạng tệp vectơ có thể được xem phổ biến là PDF, vì PDF rất được ưa chuộng để quản lý các tài liệu kỹ thuật số lớn
Chúng ta còn có nhiều định dạng file vector khác như :
.AI
Phần mở rộng .AI được độc quyền bởi phần mềm Adobe Illustrator – phần mềm chỉnh sửa đồ họa vector tiêu chuẩn công nghiệp trong lĩnh vực thiết kế !
Mặc dù bạn có thể file .AI trong nhiều phần mềm thiết kế khác, nhưng nó vẫn hoạt động kém hơn so với môi trường gốc: Illustrator.
.EPS
EPS là một định dạng kế thừa. Nó có nhiều hạn chế, vì nó không hỗ trợ nền trong suốt.
Tuy nhiên, định dạng EPS hỗ trợ cả hình ảnh vector và bitmap, đây là một lợi thế lớn.
Mặc dù đây không phải là một lựa chọn tối ưu để tạo hình minh họa chuyên nghiệp, nhưng nó là lựa chọn tốt cho thiết kế in ấn, vì có sự đồng bộ hóa tốt hơn nhiều giữa phần mềm và phần cứng.
Các tệp EPS có thể nhanh chóng được chuyển đổi sang PDF, JPG, PNG và TIFF. Chính EPS đã đặt nền móng cho Adobe Illustrator
.SVG
.SVG là một định dạng vectơ khá phổ biến hiện nay. SVG rất tuyệt để thiết kế logo và biểu đồ, sơ đồ, v.v.
Một lĩnh vực khác mà SVG rất phổ biến là thiết kế web vì nó dựa trên XML.
SVG là một định dạng có thể mở rộng và dễ dàng được lập chỉ mục bởi các công cụ tìm kiếm, rất tốt cho SEO
Tuy nhiên, SVG không phải là lựa chọn tốt để thiết kế in ấn. Nó không hỗ trợ đồng thời vectơ và raster (như EPS) nên không tương thích với nhiều công nghệ in ấn phổ biến !
.PDF là một trong những định dạng được sử dụng nhiều nhất trong lịch sử. Tệp PDF hỗ trợ cả đồ họa vector và raster
PDF cực kỳ linh hoạt và dễ sử dụng – vì chúng có thể đọc trên gần như mọi thiết bị kỹ thuật số hiện đại ngày nay.
PDF cũng được sử dụng phổ biến trong thiết kế in ấn, vì các tệp PDF hỗ trợ định dạng in A3 và A4.
Đồng thời, tệp PDF cũng rất phổ biến trên môi trường kỹ thuật số – ví dụ như các tài liệu pháp lý, sách hướng dẫn, sách điện tử, v.v. Bất kỳ tài liệu nào có thể đọc được trên giấy và kỹ thuật số đều hỗ trợ định dạng PDF
Khuyết điểm của PDF là kích thước tệp lớn hơn nhiều so với các định dạng vectơ khác. Một vấn đề khác liên quan đến bảo mật. File PDF dễ là nguồn xâm nhập của virus khi được tải về từ một nguồn không đáng tin cậy !
04. File vector được sử dụng để làm gì ?
File vectơ rất phổ biến trong giới thiết kế chuyên nghiệp, vì chúng mạnh mẽ và hữu ích. Hầu hết các định dạng tệp vector đều có thể chỉnh sửa và phóng to đến vô hạn mà không giảm chất lượng ảnh và độ sắc nét, nên chúng phổ biến để :
- Thiết kế logo và icon – là ví dụ tiêu biểu nhất về lợi ích của file vectơ. Logo vector có thể được in siêu nhỏ trên cây bút hoặc được phóng siêu to để xuất hiện trên bảng quảng cáo mà không làm giảm chất lượng hình ảnh.
- Hình minh họa – các nhà thiết kế hình minh họa sử dụng phối hợp cả raster và vector để cho ra sản phẩm thiết kế hoàn hảo. Tuy nhiên, nhiều hình minh họa đa mục đích là vectơ, vì chúng có thể được sử dụng cho nhiều thứ – trên landing page, trong video, bản trình bày, v.v…
- File gốc – bất kể thiết kế nào được tạo ra, file gốc cần được lưu ở định dạng vector vì nó cho phép chỉnh sửa hậu kỳ mà không mất dữ liệu.
- Thiết kế in ấn – Phần lớn trường hợp cần sử dụng tệp vectơ để in, vì file vectơ đảm bảo tất cả các chi tiết sẽ sắc nét nhất có thể
- Infographics – đồ họa thông tin giúp hình dung dữ liệu dễ dàng hơn, chúng nên là định dạng vectơ vì hai lý do: Có khả năng mở rộng và về cốt lõi, chúng là các phần tử đồ họa.
- Hình ảnh trang web – vectơ được sử dụng rất phổ biến trong các trang web. Bởi vì hình ảnh vectơ không phụ thuộc vào độ phân giải, chúng được sử dụng rất tốt trong thiết kế responsive – thiết kế tương thích với nhiều màn hình (máy tính, điện thoại…)
- Thiết kế áo thun – hầu hết các logo thương hiệu, văn bản và các yếu tố đồ họa được sử dụng trong thiết kế áo thun là vectơ, vì chúng cần phù hợp với nhiều kích cỡ khác nhau, và đảm bảo độ sắc nét tối ưu khi in ấn trên áo
05. Phần mềm mở và chỉnh sửa file vector
Phần mềm phổ biến nhất để chỉnh sửa tệp vectơ là Adobe Illustrator và CorelDRAW.
Mặc dù các tệp này có thể được mở được trên nhiều phần mềm, nhưng chúng ta cần nhấn mạnh vào khả năng chỉnh sửa file.
Hãy xem phần mềm nào hoạt động tốt nhất với các tệp vector phổ biến :
Phần mềm | AI Mở/edit file |
SVG Mở/edit file |
PDF Mở/edit file |
EPS Mở/edit file |
CDR Mở/edit file |
Adobe Illustrator | Có/Có | Có/Có | Có/Có | Có/Có | Có/Có |
CorelDRAW | Có/Có | Có/Có | Có/Có | Có/Có | Có/Có |
Affinity Designer | Có/Không | Có/Có | Có/Có | Có/Có | Không/Không |
Canva | Không/Không | Có/Có | Có/Có | Có/Không | Không/Không |
Inkscape | Có/Không | Có/Có | Có/Có | Có/Có | Có/Có |
Gravit Designer | Có/Có | Có/Có | Có/Có | Có/Không | Không/Không |
Vectornator | Có/Có | Có/Có | Có/Có | Không/Không | Không/Không |
Sketch | Có/Không | Có/Có | Có/Không | Có/Không | Không/Không |
Figma | Không/Không | Có/Có | Có/Không | Có/Không | Không/Không |
Adobe Photoshop | Có/Không | Không/Không | Có/Không | Có/Không | Không/Không |
Vectr | Có/Không | Có/Có | Không/Không | Có/Không | Không/Không |