1 trang web ngày nay không thể thiếu CMS (Hệ thống quản lý nội dung) tốt để website phát triển !
Với sự phát triển công nghệ, CMS được hỗ trợ bởi nhiều nền tảng hiện nay, mỗi nền tảng đều có ưu và nhược điểm.
Mặc dù WordPress vẫn chiếm ưu thế và được nhiều người dùng chọn lựa, nhưng WordPress không phải là lựa chọn duy nhất trên thị trường.
Joomla cũng là 1 nền tảng đầy sức mạnh, đầy đủ tính năng để cạnh tranh trực tiếp với WordPress !
Trong bài viết này, chúng mình sẽ cung cấp cho bạn nhiều thông tin hữu ích về Joomla và WordPress, so sánh ưu nhược điểm của từng nền tảng để giúp bạn đưa ra quyết định dễ dàng hơn !
TÓM LƯỢC BÀI VIẾT NÀY
- Joomla và WordPress : Số liệu thống kê nói lên điều gì ?
- Khả năng mở rộng và phát triển website với Joomla và Wordress ?
- Joomla và WordPress : So sánh chi tiết !
- 01. Joomla và WordPress : Tính bảo mật !
- 02. Joomla và WordPress : SEO
- 03. Joomla và WordPress : Khả năng tùy chỉnh
- 04. Joomla và WordPress : Quản lý nội dung
- Ưu điểm của WordPress
- Ưu điểm của Joomla
Joomla và WordPress : Số liệu thống kê nói lên điều gì ?
Cả Joomla và WordPress đều là CMS mã nguồn mở.
Hai nền tảng này đã tồn tại hơn mười năm. Nhưng nếu đề cập đến khía số lượng người dùng và mức độ phổ biến, WordPress chắc chắn giành chiến thắng.
Khi bạn nhìn bảng so sánh xu hướng của Google, Joomla đã phổ biến hơn WordPress, cho đến năm 2010.
WordPress đã bức phá đáng kể trong cuộc đua và dẫn đầu kể từ thời điểm đó.
WordPress ngày càng phát triển mạnh mẽ trong khi Joomla gần như đã đạt mức cộng đồng ổn định !
WordPress
WordPress khai sinh vào năm 2003,mới đầu chỉ hỗ trợ việc viết blog.
Giờ đây, nó là một CMS đa năng hỗ trợ hơn 38,4% trang web (đa lĩnh vực) trên internet.
WordPress chiếm 63,6% thị phần của tất cả nền tảng CMS hiện nay !
Joomla
Được ra mắt lần đầu vào năm 2005, Joomla cũng là 1 nền tảng lâu đời
Joomla đứng ở vị trí thứ ba sau WordPress và Shopify về mức độ phổ biến.
Joomla chiếm 2,3% tổng số trang web trên internet và chiếm 3,8% thị phần của CMS
Dưới đây là vị trí trên thị trường của Joomla và WordPress tính đến ngày 10 tháng 9 năm 2020.
Khả năng mở rộng và phát triển website với Joomla và Wordress ?
Cả Joomla và WordPress đều cung cấp nhiều tiện ích bổ sung để phát triển trang web !
Về chức năng: Để tăng chức năng, WordPress cần các plugin, trong khi Joomla cần các tiện ích mở rộng. Đối với mỗi chức năng bạn muốn thêm, bạn cần cài đặt plugin và tiện ích mở rộng tương ứng trong mỗi nền tảng.
Về thiết kế: WordPress sử dụng các theme wordpress, trong khi Joomla sử dụng các mẫu (template)
Tài nguyên theme và template của WordPress cũng như Joomla đều rất đa dạng phù hợp với mọi lĩnh vực !
Joomla và WordPress : So sánh chi tiết !
Sự khác biệt chính giữa Joomla và WordPress là cách cả 2 nền tảng được sinh ra.
Joomla ban đầu là CMS để hỗ trợ các trang web giống như cổng thông tin. WordPress thì chuyên về việc viết blog hơn !
Ngày nay, cả hai nền tảng này đều hỗ trợ tốt cho bất kỳ website lĩnh vực nào !
Joomla hơi khó sử dụng hơn 1 chút. Joomla phù hợp với các nhà phát triển và cần 1 chút kiến thức về máy chủ và các vấn đề kỹ thuật.
WordPress thân thiện với người dùng phổ thông hơn. Người mới bắt đầu dễ làm quen với WordPress mà không cần quá nhiều kiến thức về lập trình !
01. Joomla và WordPress : Tính bảo mật !
Một trong những điều quan trọng đối với website là vấn đề bảo mật.
Joomla với WordPress : Cái nào bảo mật tốt hơn ?
Như dữ liệu ở phần trên, WordPress phổ biến hơn với độ phủ thị trường lớn hơn Joomla.
Vì vậy, WordPress cũng thường xuyên là mục tiêu của tin tặc, với thị trường theme và plugin rộng lớn !
Các plugin giúp bạn tăng cường tính năng của website, nhưng mặt khác, không phải plugin hay theme nào cũng đảm bảo tiêu chuẩn an toàn !
Hầu hết các tùy chọn bảo mật nâng cao trong WordPress đều dựa vào các plugin, đây lại là một vấn đề ảnh hưởng tới khả năng bảo vệ của trang web khỏi tin tặc !
WordPress không hỗ trợ các tính năng cơ bản, chẳng hạn như kết nối SSL (Lớp cổng bảo mật) tích hợp trên bảng điều khiển hoặc 2FA (Xác thực hai yếu tố).
Bạn cần chỉnh sửa tệp cốt lõi hoặc dùng plugin để kích hoạt các tính năng này trong WordPress
Mặt khác, Joomla cung cấp cả kết nối SSL cũng như 2FA. Joomla hỗ trợ một bộ tiện ích mở rộng dành riêng cho vấn đề bảo mật trong Joomla để vá các lỗ hổng, tránh sự lợi dụng từ bên ngoài !
Do đó, về mặt bảo mật, Joomla là người chiến thắng !
02. Joomla và WordPress : SEO
Joomla có chút lợi thế nếu chúng ta so sánh về SEO được tính hợp sẵn trong nền tảng (không tính plugin hay tiện ích mở rộng)
Tuy nhiên khi nói đến khả năng hỗ trợ SEO, thì các plugin hay tiện ích mở rộng đóng vai trò mấu chốt !
Trong WordPress, chúng ta có Yoast SEO cực kỳ nổi tiếng.
Yoast SEO cung cấp các tính năng không giới hạn để giúp công việc cải thiện thứ hạng website trở nên dễ dàng và nhanh chóng hơn !
Hơn nữa, Yoast SEO rất dễ sử dụng với người mới.
Trong Joomla, cũng có tiện ích mở rộng Easy Frontend SEO khá giống với Yoast. Bạn có thể chỉnh sửa thông tin các thẻ meta, title.
Tuy nhiên, so với Yoast SEO, Easy Frontend SEO vẫn kém hơn về tính năng và khả năng hỗ trợ mạnh mẽ
Do đó, về mặt SEO, Wordpress là người chiến thắng !
03. Joomla và WordPress : Khả năng tùy chỉnh
Cả Joomla và WordPress đều cung cấp khả năng tùy chỉnh mạnh mẽ.
Tuy nhiên, các plugin và theme trong WordPress dễ tìm hơn (vì WordPress có độ phổ biến cao hơn) và thường cung cấp các tính năng cao cấp hơn so với Joomla
Do đó, về mặt tùy chỉnh, Wordpress là người chiến thắng !
04. Joomla và WordPress : Quản lý nội dung
Cả hai nền tảng đều là CMS hoàn thiện.
Joomla và WordPress cho phép người dùng tạo, chỉnh sửa và quản lý nội dung cho bất kỳ trang web lĩnh vực nào.
Tuy nhiên, WordPress dễ sử dụng hơn so với Joomla. Joomla khá phức tạp cho người mới bắt đầu, đặc biệt đối với những ai hoàn toàn không có kiến thức về lập trình !
Mặc dù có tiềm năng ngang nhau trong quản lý nội dung, nhưng làm việc với WordPress tương đối dễ dàng.
Bất kỳ người mới bắt đầu nào cũng có thể nhanh chóng học được logic quản lý nội dung của WordPress, trong khi Joomla CMS thì hơi khó hiểu hơn 1 chút !
Do đó, xem xét về tính thân thiện cũng như dễ làm quen trong việc quản trị website, WordPress là người chiến thắng !
Ưu điểm của WordPress
- Dễ sử dụng – WordPress là hệ thống quản lý nội dung dễ sử dụng nhất. Ngay cả những người không có kiến thức về lập trình cũng có thể làm việc với WordPress một cách dễ dàng.
- Tốt nhất cho việc viết blog – WordPress phù hợp cho các website chuyên viết blog. Điều này dễ hiểu vì mục đích sơ khai của WP là để hỗ trợ blogger. Tuy nhiên, hiện nay WordPress cũng thống trị các trang web thương mại điện tử, với những plugin được xây dựng mạnh mẽ cho tính năng mua bán online
- Khả năng mở rộng – WordPress có kho plugin và theme siêu khủng. Điều này giúp bạn dễ dàng mở rộng chức năng và cấu trúc cho trang web của mình.
- Cộng đồng hỗ trợ khổng lồ – Vì WordPress là nền tảng phổ biến và được sử dụng rộng rãi nên bạn có thể dễ dàng tìm được sự hỗ trợ
- Chi phí phát triển thấp hơn – Cộng đồng hỗ trợ khổng lồ cũng có nghĩa là bạn có thể phát triển một trang web bằng WordPress với chi phí rẻ hơn.
Ưu điểm của Joomla
- Hệ thống quản lý người dùng nâng cao – Joomla là một hệ thống tiên tiến hơn so với WordPress. Người mới bắt đầu vì vậy, cũng gặp nhiều khó khăn hơn khi làm quen với Joomla
- Tính linh hoạt cho nhiều loại nội dung khác nhau – Joomla bao gồm một loại ‘bài viết đơn’. Tuy nhiên, các thành phần và mô-đun trong nền tảng này cung cấp cho bạn sự linh hoạt trong việc hiển thị các loại nội dung.
- Hỗ trợ đa ngôn ngữ – Joomla tích hợp tính năng hỗ trợ đa ngôn ngữ. Nó giúp bạn dịch trang web của mình sang nhiều ngôn ngữ khác nhau dễ dàng hơn. WordPress cũng hỗ trợ đa ngôn ngữ. Tuy nhiên, bạn cần cài đặt plugin của bên thứ ba như plugin để sử dụng tính năng này.
- Nhiều mẫu – Bạn có thể sử dụng các thiết kế khác nhau cho các nội dung khác nhau. Trong WordPress, bạn chỉ có thể sử dụng một theme duy nhất trong toàn bộ website
- Tính bảo mật – Vì cộng đồng sử dụng ít hơn, nên Joomla cũng ít bị tin tặc tấn công so với WordPress, bản thân Joomla cũng hỗ trợ bảo mật tốt hơn WordPress