Việc kết hợp các font chữ một cách thẩm mỹ không phải là việc dễ dàng. Lựa chọn 2 hay nhiều font chữ phù hợp với nhau là một chuyện, làm cho chúng bắt mắt và thể hiện thông điệp của ấn phẩm thiết kế lại là một chuyện khác !
Nếu bạn đang gặp vấn đề với việc chọn font chữ, đây chính xác là bài viết dành cho bạn.
TÓM LƯỢC BÀI VIẾT NÀY
1/ Yếu tố cần thiết ?
Khi bạn chọn nhiều font chữ để kết hợp với nhau, yếu tố quan trọng nhất là bạn giữ cho chúng THỐNG NHẤT và ĐA DẠNG
2/ Nên sử dụng bao nhiêu font chữ ?
Đây hoàn toàn là lựa chọn của bạn, tuy nhiên, hãy nhớ hiệu quả tổng thể mà bạn đang cố gắng đạt được để đưa ra lựa chọn số font chữ cần dùng.
Font chữ, cũng như con người, chúng có những cá tính khác nhau, và đôi khi chúng cũng có thể “xung đột” với nhau nếu bạn kết hợp chúng sai cách.
Vì vậy hãy bám sát vào mục đích thiết kế để đưa ra lựa chọn phù hợp: Ví dụ như font chữ dùng trong thiệp cưới phải khác với font chữ dùng trong thiết kế hội nghị, số lượng font chữ cần dùng khi thiết kế web và thiết kế banner sẽ khác nhau v.v…
Thông thường, nếu thiết kế banner, poster hay những ấn phẩm quảng cáo tương tự, bạn không cần quá 3 font chữ để có 1 thiết kế chuyên nghiệp !
3/ Bản chất nội dung của bạn là gì ?
Khi lựa chọn font chữ, điều quan trọng là hãy xem xét bố cục mà bạn đang xử lý. Bạn đang thiết kế web, có nhiều tiêu đề và tiêu đề nhỏ, hay bạn đang viết tạp chí với những câu nói của những người nổi tiếng ?
Khi sử dụng nhiều font chữ, hãy chắc chắn vai trò của từng nhóm được phân chia rõ ràng, ví dụ nếu bạn sử dụng font “Times New Roman” cho tiêu đề bài viết trong website, đừng sử dụng font khác cho những tiêu đề khác tương tự !
4/ Làm sao để ghép font thành công ?
Bạn có thể đã biết điều này : 2 font chữ kết hợp với nhau một cách thẩm mỹ có thể dựa trên sự hoà hợp, hay tương phản nhưng không xung đột
Có nghĩa là, 2 font chữ đó có thể tương tự với nhau một chút hoặc hoàn toàn khác nhau, nhưng lại bổ sung cho nhau, mình sẽ trình bày dưới đây 1 số cách ghép cặp đạt hiệu quả cao !
Kiểu 1: Hoà hợp
2 font chữ đươc gọi là hoà hợp nghĩa là có những đặc điểm tương đồng ở cả 2 font chữ này. Những đặc điểm tương đồng có thể là khoảng cách giữa các chữ, tỷ lệ kích thước, chiều cao giới hạn…
Một cách để đạt được sự hoà hợp giữa là font chữ là ghép 2 font cùng chung một “họ”. Ví dụ như các font chữ có họ “Droid” được thiết kế bởi Steve Mattenon rất thông dụng trên điện thoại Android :
Các bạn có thể thấy 2 font chữ cùng họ Droid Serif và Droid Sans hoà hợp khá tốt với nhau mặc dù chúng khác nhau về độ đậm nhạt và kiểu chữ, bạn có thể sử dụng 1 font làm tiêu đề , font còn lại để viết nội dung chi tiết
Mặt khác, các font chữ từ cùng 1 nhà thiết kế cũng có những chi tiết giúp chúng kết hợp với nhau một cách hài hoà, như ví dụ dưới đây :
2 font chữ có tính “sinh động” cũng có thể mang lại sự hoà hợp cao :
Font chữ mềm cũng vậy:
Kiểu 2: Tương phản
Sử dụng 2 font chữ tương phản có thể mang lại sự nổi bật cho thiết kế, nhưng các font chữ có thể tương phản như thế nào ? Dưới đây là một số yếu tố bạn có thể tham khảo :
- Kiểu chữ: Bạn có thể truy cập các website chuyên cung cấp font chữ và bạn sẽ thấy chúng được phân loại theo từng mục khác nhau như Blackletter, Monospace, Script, Slab Serif…Font chữ theo những kiểu cách khác nhau sẽ mang tới sự tương phản
- Kích thước: Đặt font to, font nhỏ
- Độ đậm nhạt: Thay đổi độ đậm nhạt của font chữ là một cách phổ biến để thiết lập hệ thống phân cấp trực quan
- Hình dạng: So sánh tỷ lệ của 2 kiểu chữ, khoảng cách tương đối khi xuống dòng, độ cong các ký tự…
- Màu sắc: Đây không phải là tính chất mặc định của font chữ nhưng cũng là 1 yếu tố quan trọng.
Georgia và Arial, 2 font chữ cực kỳ thông dụng, hoạt động rất tốt khi đứng cùng nhau, hay sự kết hợp tinh tế hơn:
Tất nhiên đừng quên vai trò của văn bản khi bạn chọn font chữ. Các ví dụ trên đều có tiêu đề in đậm và kích thước lớn hơn so với nội dung:
Kiểu tương phản cũng sẽ được áp dụng khi một font chữ “ngay thẳng” kết hợp tốt với font chữ “bay bướm”:
Thêm 1 ví dụ tuyệt vời về sự kết hợp các font chữ theo quy tắc tương phản :
Kiểu 3: Xung đột
Đây sẽ là phần mình nêu ví dụ về những kiểu chữ không phù hợp (xung đột) khi đứng cạnh nhau. Chúng không tương phản mà có kiểu dáng tương tự, nhưng lại không hoà hợp khi đứng cạnh nhau :
Vì sao chúng lại xung đột với nhau ? Chúng ta có thể lý giải như sau:
Đầu tiên, tỷ lệ rộng/cao của chúng khác nhau, tuy nhiên lại không chênh lệch lắm về kích thước hay độ đậm/nhạt.
Tiếp theo, kiểu dáng của 2 font này khá giống nhau, chúng ta có thể thấy các nét móc xuất hiện khá nhiều trên ký tự của cả 2 font chữ này :
Đây chính là vấn đề: Có cùng kích thước, độ đậm/nhạt và kiểu dáng khiến cho 2 font chữ này trở nên quá giống nhau, và như vậy, không có font chữ nào trở nên nổi bật và tạo nên 1 tổng thể kém ấn tượng.
Nhìn chung, thật khó để kết luận 2 font chữ có thể kết hợp hiệu quả với nhau hay không nếu chỉ dựa vào điều kiện hay số liệu, thông thường đó sẽ phụ thuộc vào cảm giác của bạn khi bạn nhìn trực tiếp vào chúng.
Một khi bạn đi tới kết luận rằng bạn không thích cặp font này, hãy cố gắng tìm ra lý do và nó sẽ giúp bạn tiết kiệm thời gian hơn trong thương lai.
Kết luận
Nếu có 1 quy tắc bạn phải rút ra từ bài viết này thì đó chính là nguyên tắc : “Bạn sẽ không biết gì nếu không tiến hành thử nghiệm !”
Hãy thực hành ! Nếu bạn là 1 nhà thiết kế web, thiết kế banner, poster hay các ấn phẩm quảng cáo khác, bạn cần có 1 list các font chữ cần thiết, và bạn sẽ không bao giờ biết được những font chữ nào có thể kết hợp tốt với nhau nếu không thử nghiệm !
Nhớ xem xét những quy tắc cơ bản mình nêu ra trong bài viết khi thử nghiệm để đạt hiệu quả cao nhé, hãy để lại bình luận dưới đây nếu có bất kỳ thắc mắc nào, mình sẽ trả lời trong thời gian sớm nhất !