Bạn đang có nhu cầu lập kế hoạch marketing cho công ty hoặc thương hiệu ?
Kế hoạch marketing giúp bạn định hướng các chiến dịch quảng cáo, qua đó đáp ứng mục tiêu kinh doanh của công ty
Hãy coi mẫu kế hoạch marketing như một bức tranh tổng quan định hướng cho các chiến dịch, mục tiêu và sự phát triển của bộ phận marketing
Để giúp việc tạo kế hoạch marketing của bạn dễ dàng hơn, chúng mình đã sưu tầm mẫu kế hoạch marketing miễn phí bao gồm những chỉ mục cơ bản cần thiết trong lĩnh vực marketing, bạn chỉ cần suy nghĩ và điền vào tùy theo mục đích và ngành nghề của mình
TÓM LƯỢC BÀI VIẾT NÀY
5 bước lập kế hoạch marketing chuyên nghiệp
Bước 1 : Phân tích
Trước khi bạn bắt đầu với làm plan marketing, bạn cần biết tình hình hiện tại của công ty/doanh nghiệp
Điểm mạnh, điểm yếu, cơ hội và rủi ro của công ty là gì, hay nói cách khác là cần phân tích SWOT
Tiến hành phân tích SWOT cơ bản là bước cơ bản đầu tiên để lập một kế hoạch marketing tốt
Ngoài ra, bạn cũng nên có sự hiểu biết về thị trường hiện tại.
Điểm mạnh và điểm yếu của công ty bạn so sánh với đối thủ cạnh tranh ?
Phân tích đối thủ cạnh tranh sẽ giúp bạn trả lời được câu hỏi trên
Hãy nghĩ xem các sản phẩm của đối thủ tốt hơn sản phẩm của bạn như thế nào.
Ngoài ra, hãy xem xét những lỗ hổng trong cách tiếp cận của đối thủ. Họ đang thiếu cái gì? Bạn có thể làm được những gì sẽ mang lại cho bạn lợi thế cạnh tranh? Những gì có thể khiến bạn khác biệt ?
Trả lời những câu hỏi như thế này sẽ giúp bạn tìm ra khách hàng của mình muốn gì, từ đó tới bước thứ 2
Bước 2: Xác định đối tượng khách hàng tiềm năng
Khi bạn đã hiểu rõ hơn về thị trường và tình hình của công ty, tiếp tới là hiểu rõ đối tượng khách hàng mà công ty hướng tới !
Nếu công ty của bạn đã xây dựng được chân dung khách hàng (Buyer Persona), thì bạn chỉ cần tinh chỉnh lại đối tượng này sao cho phù hợp với tình hình hiện tại
Nếu bạn chưa có chân dung khách hàng, thì bạn nên bắt tay vào việc nghiên cứu thị trường để hiểu rõ đối tượng khách hàng của mình
Chân dung khách hàng nên bao gồm các thông tin nhân khẩu học như độ tuổi, giới tính, thu nhập nơi ở…
Nó cũng cần bao gồm các thông tin tâm lý học như nhu cầu và mục tiêu của khách hàng.
Điều gì thúc đẩy khách hàng mua hàng/hay sử dụng dịch vụ của bạn ? Họ có những vấn đề gì mà sản phẩm hoặc dịch vụ của bạn có thể thỏa mãn/giải quyết vấn đề đó
Khi đã xây dựng được chân dung khách hàng 1 cách chi tiết, chúng ta tới bước thứ 3
Bước 3: Viết mục tiêu SMART
Bạn không thể đi xa mà không có đích đến – điều này rất đúng trong lĩnh vực marketing
Bạn không thể cải thiện ROI (Tỷ lệ lợi nhuận) nếu bạn không biết mục tiêu của mình là gì !
Sau khi bạn đã phân tích tình hình hiện tại và hiểu rõ đối tượng khách hàng, thì bạn nên xác định mục tiêu
Mục tiêu SMART chính là :
- Specific : Cụ thể
- Measurable : Đo lường được
- Attainable : Có thể đạt được
- Relevant : Có liên quan
- Time-Bound : Có thời hạn
Điều này có nghĩa là tất cả các mục tiêu của bạn phải cụ thể, chính xác, có thể đạt được, liên quan đến sự phát triển doanh nghiệp và thời hạn cụ thể
Ví dụ: Mục tiêu của bạn là tăng 15% người theo dõi trên Instagram trong ba tháng. Tùy thuộc vào chiến lược tiếp thị tổng thể, mục tiêu này phải phù hợp và có thể đạt được. Ngoài ra, mục tiêu này là rất cụ thể, có thể đo lường chính xác và có thời hạn.
Trước khi bắt đầu viết kế hoạch marketing, bạn nên viết ra mục tiêu SMART của mình. Sau đó, bạn có thể bắt đầu phân tích chiến thuật giúp bạn đạt được mục tiêu đó.
Bước 4. Phân tích chiến thuật
Bây giờ , bạn đã viết ra các mục tiêu của mình dựa trên đối tượng khách hàng tiềm năng và tình hình hiện tại.
Vậy, bạn cần tìm ra chiến thuật nào sẽ giúp bạn đạt được những mục tiêu đó.
Ví dụ: nếu mục tiêu của bạn là tăng 15% người theo dõi trên Instagram trong ba tháng, thì các chiến thuật của bạn có thể là tổ chức một chương trình tặng quà, trả lời mọi comment và đăng bài Instagram mỗi ngày v.v…
Một khi bạn biết mục tiêu của mình, việc nghĩ ra phương thức hành động để đạt được những mục tiêu đó sẽ trở nên dễ dàng hơn
Tuy nhiên, để thực hiện chiến thuật, chúng ta cần ngân sách ở bước 5
Bước 5. Đặt ngân sách :
Trước khi bạn bắt đầu thực hiện bất kỳ ý tưởng nào mà bạn nghĩ ra, bạn cần vạch ra ngân sách để hỗ trợ những ý tưởng đó
Ví dụ: Chiến thuật của bạn cần chi tiền quảng cáo trên mạng xã hội. Nếu bạn không có ngân sách cho việc đó, thì bạn không thể đạt được mục tiêu của mình.
Trong khi bạn viết ra các chiến thuật và ý tưởng để hoàn thành mục tiêu, hãy nhớ ghi lại ngân sách ước tính.
Đại cương kế hoạch marketing
Các kế hoạch marketing chuyên nghiệp cần chứa những đề mục chi tiết để người đọc dễ hiểu
Về cơ bản những đề mục, chỉ mục đó là
01. Tóm tắt về công ty
- Tên công ty ?
- Trụ sở chính ?
- Sứ mệnh của công ty ?
02. Sáng kiến kinh doanh
Sáng kiến kinh doanh giúp bạn phân đoạn các mục tiêu khác nhau của bộ phận marketing
Phần này bạn nên phác thảo các dự án cụ thể cho hoạt động tiếp thị. Bạn cũng cần mô tả mục tiêu của các dự án đó và cách đo lường các mục tiêu đó.
03. Phân tích khách hàng
Đây là phần bạn sẽ tiến hành nghiên cứu thị trường cơ bản.
Nếu công ty của bạn đã thực hiện một cuộc nghiên cứu thị trường kỹ lưỡng, thì bạn chỉ cần trình bày lại chúng trong phần này
Phân tích khách hàng tập trung vào các đặc điểm như:
- Tuổi tác
- Vị trí
- Chức vụ
- Mục đích
- Nhu cầu
- Khao khát
- …
04. Phân tích đối thủ cạnh tranh
Trong nghiên cứu thị trường, bạn nên xem xét đối thủ cạnh tranh của mình, họ làm tốt điều gì và đâu là khoảng trống mà bạn có thể lấp đầy.
Phân tích đối thủ cạnh tranh bao gồm:
- Định vị
- Thị phần
- Cung cấp
- Giá bán
05. Phân tích SWOT
Trong phần tóm tắt công ty, bạn cũng có thể chèn phân tích SWOT, là viết tắt của điểm mạnh, điểm yếu, cơ hội và rủi ro của doanh nghiệp.
Phân tích SWOT của doanh nghiệp cũng sẽ dựa trên nghiên cứu thị trường và chiến lược tiếp thị của công ty
06. Chiến lược thị trường
Chiến lược thị trường sử dụng thông tin ở những phần trên để mô tả cách công ty của bạn nên tiếp cận thị trường.
Doanh nghiệp của bạn sẽ cung cấp những gì cho khách hàng mà đối thủ cạnh tranh đã bỏ lỡ ?
Chiến lược thị trường bao gồm :
- Sản phẩm
- Giá
- Địa điểm
- Khuyến mại
- Con người
- Quy trình
- Cơ sở hạ tầng
07. Ngân sách
Đừng nhầm yếu tố ngân sách của kế hoạch marketing với giá sản phẩm hoặc các khoản chi phí tài chính khác của công ty.
Ngân sách này mô tả số tiền doanh nghiệp đã phân bổ cho nhóm tiếp thị để theo đuổi các sáng kiến và đáp ứng những mục tiêu SMART
Tùy thuộc vào ngân sách, bạn nên cân nhắc chia chúng thành từng khoản nhỏ hơn cho từng chiến lược cụ thể, ví dụ như
- Chi phí outsource cho công ty marketing khác
- Phần mềm quảng cáo
- Chương trình khuyến mãi
- Sự kiện cộng đồng
- Ngân sách quảng cáo mạng xã hội
- …
08. Các kênh marketing
Kế hoạch marketing cần chứa danh sách các kênh marketing mà doanh nghiệp sẽ thực hiện
Kênh marketing là nơi bạn sẽ xuất bản các nội dung hướng dẫn mua hàng, thu hút khách hàng tiềm năng và xây dựng nhận diện thương hiệu
Mạng xã hội, website, Youtube… là những kênh marketing online hiệu quả
Sử dụng kênh marketing để xác định kênh nào mà bạn muốn tập trung phát triển, bạn sẽ sử dụng kênh marketing này để làm gì và cách bạn đo lường hiệu quả của nó
Thậm chí các kênh marketing online hiện nay mạnh mẽ tới mức nhiều công ty xây dựng 1 kế hoạch marketing riêng cho những mạng xã hội như Facebook hay Instagram hay Youtube
09. Dự báo tài chính
Biết được ngân sách và thực hiện phân tích các kênh marketing bạn muốn đầu tư, bạn sẽ có kế hoạch về ngân sách dựa trên ROI (Tỷ suất lợi nhuận) dự kiến.
Từ đó, bạn sẽ đưa ra các dự báo tài chính trong năm/tháng/quý
Những điều này dù sao chỉ là dự đoán và không chính xác 100% nhưng nó vẫn là mục tiêu mà bạn cần hướng tới và điều chỉnh nếu có vấn đề xảy ra