Phân tích SWOT ? Chắc hẳn bạn đã từng nghe về thuật ngữ này !
Bạn là 1 công ty dày dặn kinh nghiệm đã xây dựng được chiến lược kinh doanh ? Hay bạn chỉ vừa bắt đầu thiết kế website cho dự án kinh doanh mới của mình ?
Dù như thế nào, thì việc xác định và hiểu đối thủ cạnh tranh, và hiểu chính bạn có thể giúp cải thiện chiến lược kinh doanh cũng như quảng cáo tốt hơn
Đây là lúc phân tích SWOT phát huy tác dụng.
Phân tích SWOT là một công cụ hữu ích để cải tiến và giữ cho các mục tiêu quảng cáo của bạn đi đúng hướng !
Trong bài viết này, chúng ta hãy cùng tìm hiểu về định nghĩa phân tích SWOT là gì ? Cách phân tích SWOT để lập chiến lược kinh doanh/marketing hiệu quả
TÓM LƯỢC BÀI VIẾT NÀY
01. Phân tích SWOT là gì ?
SWOT là từ viết tắt của :
- Strengths (Điểm mạnh)
- Weaknesses (Điểm yếu)
- Opportunities (Cơ hội)
- Threats (Rủi ro)
Phân tích SWOT là 1 cách để đo lường và đánh giá hiệu suất tổng thể của doanh nghiệp cũng như đối thủ cạnh tranh một cách khách quan.
Phân tích SWOT giúp chủ sở hữu doanh nghiệp đưa ra quyết định thông minh hơn cho chiến lược tổng thể của công ty
Hai yếu tố đầu tiên, điểm mạnh và điểm yếu, chính là nội lực của doanh nghiệp như thương hiệu, chất lượng nhân viên, vị trí trên thị trường, các tài sản sở hữu vật chất hay trí tuệ…
Những yếu tố này thường xuyên biến đổi theo thời gian. Việc tăng cường điểm mạnh và khắc phục điểm yếu cần thời gian để xử lý
Cơ hội và rủi ro liên quan đến những yếu tố bên ngoài doanh nghiệp như đối thủ cạnh tranh, xu hướng thị trường, giá cả nguyên vật liệu, thậm chí là thiên tai, thảm họa và những rủi ro ngoài ý muốn khác
Cơ hội và rủi ro thường ít nằm trong tầm kiểm soát của doanh nghiệp và bạn khó mà thay đổi chúng !
Phân tích SWOT cho rằng, các doanh nghiệp nên học cách làm việc với những yếu tố này để tạo lợi thế kinh doanh, đồng thời điều chỉnh chiến lược cho phù hợp để cạnh tranh với đối thủ và gia tăng vị thế trên thị trường
02. Tại sao cần phân tích SWOT ?
Như đã đề cập, phân tích SWOT là một quá trình phân tích kéo dài để bạn nhìn rõ ràng hơn về doanh nghiệp
Một khi doanh nghiệp đã hiểu rõ chính mình và đối thủ cạnh tranh, chỉ khi đó, doanh nghiệp mới có thể đưa ra một kế hoạch kinh doanh thông minh và chiến lược phù hợp trong dài hạn
Hơn nữa, phân tích SWOT buộc bạn phải kiểm tra hoạt động kinh doanh của mình theo những cách sáng tạo để xác định điểm mạnh và điểm yếu của doanh nghiệp
Sự chuẩn bị sẵn sàng này giúp bạn không chỉ đối diện thách thức mà còn mang lại hiểu biết sâu sắc hơn về các cơ hội hoặc rủi ro trong thị trường
03. Cách thực hiện phân tích SWOT :
Phân tích SWOT là một quá trình hợp tác và bao trùm, vì vậy trước khi bạn có thể đi sâu vào công cuộc phân tích, hãy tập hợp các đối tác, nhân viên, lãnh đạo và tất cả những người liên quan đến hoạt động doanh nghiệp, những người sẽ cung cấp ý tưởng và số liệu để bàn luận
Bằng cách này, bạn nghe được nhiều ý kiến và quan điểm đa dạng để làm phong phú thêm cuộc phân tích, từ đó dẫn đến những kết luận chính xác hơn !
Dưới đây, chúng ta hãy cùng đi qua các giai đoạn của phân tích SWOT để xem xét công ty của bạn và đối thủ cạnh tranh.
Hãy nhớ rằng khi phân tích SWOT, hãy loại bỏ thành kiến. Bạn càng trung thực, kết quả sẽ càng tốt hơn và hữu ích hơn.
Bước 1 : Tìm hiểu điểm mạnh (Strength)
Điểm mạnh là những thứ mà công ty của bạn đang làm tốt, điểm mạnh là những thứ mang lại lợi thế cạnh tranh trong ngành và mang lại lợi ích cho khách hàng
Đối với doanh nghiệp của bạn, xác định điểm mạnh có thể giúp bạn hiểu rõ ưu thế và càng phát huy những điểm mạnh đó
Đối với các đối thủ, hãy coi điểm mạnh của đối thủ là mục tiêu để hướng tới. Hãy tự hỏi bản thân : Làm sao tôi có thể làm tốt hơn những gì đối thủ làm
Dưới đây là một số câu hỏi cần xem xét khi bạn phân tích ưu điểm:
- Lợi thế cạnh tranh của công ty là gì?
- Công ty cung cấp những sản phẩm/dịch vụ độc đáo và có giá trị?
- Công ty có thế mạnh về quy trình nào ? (Sản xuất/bán hàng ?)
- Điều gì thu hút khách hàng?
- Bạn có phải là người dẫn đầu thị trường? Nếu không, làm sao để trở thành số 1 ?
- Công ty có đang phát triển và thuê nhân viên mới không?
- Công ty có những tài sản nào, tức là tài sản trí tuệ, tài sản vật chất ?
Bước 2 : Phân tích điểm yếu (Weaknesses)
Điểm yếu là những khía cạnh mà doanh nghiệp cần biết để khắc phục.
Trong giai đoạn phân tích SWOT, điều đặc biệt quan trọng là bạn cần trung thực với bản thân.
Nếu bạn không thể thừa nhận điểm yếu thì cũng không thể nỗ lực để khắc phục điểm yếu
Lưu ý những điểm mạnh được phân tích ở bước 1 cũng có thể trở thành điểm yếu nếu chúng ta đặt câu hỏi ngược lại, ví dụ : Điểm mạnh có thể là mở rộng kinh doanh và thuê nhân viên mới vậy điểm yếu có thể là mất nhân viên về tay đối thủ ?
Dưới đây là một số câu hỏi cần xem xét khi bạn phân tích điểm yếu:
- Công ty có thể làm gì tốt hơn?
- Những quy trình nào cần được cải thiện?
- Có phải công ty đang thiếu sự phát triển thương hiệu
- Công ty gặp khó khăn gì so với các công ty khác chung lĩnh vực?
- Khách hàng thường phàn nàn về điều gì?
- Nhân viên có gắn bó lâu dài với công ty hay không ?
- Công ty có đầy đủ cơ sở vật chất và tài sản trí tuệ hay không ?
Bước 3 : Phân tích cơ hội (Opportunities)
Để kinh doanh thành công, việc nắm bắt thời điểm rất quan trọng !
Cơ hội có lẽ là như nhau đối với doanh nghiệp của bạn và đối thủ cạnh tranh, nói cách khác chúng ta bình đẳng trên thị trường !
Nhận biết cơ hội, và tận dụng cơ hội trước đối thủ cạnh tranh là chìa khóa để đi đến thành công !
Vậy bạn nên nắm bắt cơ hội như thế nào để phát triển ?
Dưới đây là một số câu hỏi cần xem xét khi bạn phân tích cơ hội :
- Xu hướng mới nhất trong việc kinh doanh hiện nay là gì ? Chẳng hạn như trong lĩnh vực kinh doanh đồ uống sử dụng bao bì tái chế hoặc hợp tác với những người có ảnh hưởng trên mạng xã hội để quảng bá !
- Một số sự kiện sắp tới nên tận dụng lợi thế nào, chẳng hạn như triển lãm thương mại, hoặc hội thảo trong lĩnh vực của bạn
- Có kẽ hở nào trên thị trường của bạn, chẳng hạn như nhà cung cấp cho mức giá rẻ hơn hoặc quy trình mua hàng tối ưu hơn (loại bỏ bên trung gian)
- Cơ hội dời vị trí doanh nghiệp sang địa điểm tốt hơn, hay mở rộng diện tích hiện có ?
- Công ty có thể sáp nhập hay thu mua các công ty nhỏ hơn nhưng giàu tiềm năng ?
Bước 4 : Phân tích rủi ro (Threats)
Đây là những yếu tố bên ngoài có thể khiến doanh nghiệp rơi vào tình trạng tiêu cực hay thậm chí là khủng hoảng !
Và giống như cơ hội, rủi ro cũng bình đẳng đối với bạn và đối thủ cạnh tranh !
Tuy nhiên, một số rủi ro có thể mang tính cá nhân, chẳng hạn như một vụ bê bối truyền thông hoặc scandal đến từ đánh giá khách hàng !
Điều quan trọng là bạn cần học cách giảm thiểu những rủi ro này và ngăn chúng lặp lại trong tương lai
Mặc dù các rủi ro xuất hiện sau cùng trong phân tích SWOT, nhưng bạn có thể nghĩ đến chúng trước tiên .
Giống như một ngọn lửa nhỏ, nếu bạn dập lửa nhanh chóng, chúng sẽ lan ra lớn hơn !
Dưới đây là một số câu hỏi cần xem xét khi bạn phân tích rủi ro :
- Khách hàng có phàn nàn với sản phẩm hay dịch vụ của doanh nghiệp ?
- Thị trường có biến động khi giá tăng, người tiêu dùng có mua các sản phẩm thay thế không, v.v.?
- Quy định mới của chính phủ bạn cần chú ý hay không ?
- Điều gì khiến đối thủ đang làm tốt hơn? Thực hiện một số nghiên cứu thị trường để tìm hiểu.
- Liệu công nghệ mới trong tương lai gần có thể làm cho các sản phẩm hoặc dịch vụ của bạn trở nên lỗi thời không?
- Có phải người tiêu dùng có xu hướng không còn quan tâm đến các sản phẩm – dịch vụ này trong tương lai gần ?
Tham khảo bài viết :
Mẫu kế hoạch marketing miễn phí : 5 bước lập kế hoạch marketing chuyên nghiệp !