Thiết kế banner cực chuyên nghiệp

SWOT là gì ? Cách phân tích SWOT để lập chiến lược kinh doanh/marketing

SWOT là gì ? Cách phân tích SWOT để lập chiến lược kinh doanh/marketing

Phân tích SWOT ? Chắc hẳn bạn đã từng nghe về thuật ngữ này !

Bạn là 1 công ty dày dặn kinh nghiệm đã xây dựng được chiến lược kinh doanh ? Hay bạn chỉ vừa bắt đầu thiết kế website cho dự án kinh doanh mới của mình ?

Dù như thế nào, thì việc xác định và hiểu đối thủ cạnh tranh, và hiểu chính bạn có thể giúp cải thiện chiến lược kinh doanh cũng như quảng cáo tốt hơn

Đây là lúc phân tích SWOT phát huy tác dụng.

Phân tích SWOT là một công cụ hữu ích để cải tiến và giữ cho các mục tiêu quảng cáo của bạn đi đúng hướng !

Trong bài viết này, chúng ta hãy cùng tìm hiểu về định nghĩa phân tích SWOT là gì ? Cách phân tích SWOT để lập chiến lược kinh doanh/marketing hiệu quả

01. Phân tích SWOT là gì ?

SWOT là từ viết tắt của :

  1. Strengths (Điểm mạnh)
  2. Weaknesses (Điểm yếu)
  3. Opportunities (Cơ hội)
  4. Threats (Rủi ro)

Phân tích SWOT là 1 cách để đo lường và đánh giá hiệu suất tổng thể của doanh nghiệp cũng như đối thủ cạnh tranh một cách khách quan.

Phân tích SWOT giúp chủ sở hữu doanh nghiệp đưa ra quyết định thông minh hơn cho chiến lược tổng thể của công ty

Hai yếu tố đầu tiên, điểm mạnh và điểm yếu, chính là nội lực của doanh nghiệp như thương hiệu, chất lượng nhân viên, vị trí trên thị trường, các tài sản sở hữu vật chất hay trí tuệ…

Những yếu tố này thường xuyên biến đổi theo thời gian. Việc tăng cường điểm mạnh và khắc phục điểm yếu cần thời gian để xử lý

Cơ hội và rủi ro liên quan đến những yếu tố bên ngoài doanh nghiệp như đối thủ cạnh tranh, xu hướng thị trường, giá cả nguyên vật liệu, thậm chí là thiên tai, thảm họa và những rủi ro ngoài ý muốn khác

Cơ hội và rủi ro thường ít nằm trong tầm kiểm soát của doanh nghiệp và bạn khó mà thay đổi chúng !

Phân tích SWOT cho rằng, các doanh nghiệp nên học cách làm việc với những yếu tố này để tạo lợi thế kinh doanh, đồng thời điều chỉnh chiến lược cho phù hợp để cạnh tranh với đối thủ và gia tăng vị thế trên thị trường

02. Tại sao cần phân tích SWOT ?

Như đã đề cập, phân tích SWOT là một quá trình phân tích kéo dài để bạn nhìn rõ ràng hơn về doanh nghiệp

Một khi doanh nghiệp đã hiểu rõ chính mình và đối thủ cạnh tranh, chỉ khi đó, doanh nghiệp mới có thể đưa ra một kế hoạch kinh doanh thông minh và chiến lược phù hợp trong dài hạn

Hơn nữa, phân tích SWOT buộc bạn phải kiểm tra hoạt động kinh doanh của mình theo những cách sáng tạo để xác định điểm mạnh và điểm yếu của doanh nghiệp

Sự chuẩn bị sẵn sàng này giúp bạn không chỉ đối diện thách thức mà còn mang lại hiểu biết sâu sắc hơn về các cơ hội hoặc rủi ro trong thị trường

03. Cách thực hiện phân tích SWOT :

Phân tích SWOT là một quá trình hợp tác và bao trùm, vì vậy trước khi bạn có thể đi sâu vào công cuộc phân tích, hãy tập hợp các đối tác, nhân viên, lãnh đạo và tất cả những người liên quan đến hoạt động doanh nghiệp, những người sẽ cung cấp ý tưởng và số liệu để bàn luận

Bằng cách này, bạn nghe được nhiều ý kiến và quan điểm đa dạng để làm phong phú thêm cuộc phân tích, từ đó dẫn đến những kết luận  chính xác hơn !

Dưới đây, chúng ta hãy cùng đi qua các giai đoạn của phân tích SWOT để xem xét công ty của bạn và đối thủ cạnh tranh.

Hãy nhớ rằng khi phân tích SWOT, hãy loại bỏ thành kiến. Bạn càng trung thực, kết quả sẽ càng tốt hơn và hữu ích hơn.

Bước 1 : Tìm hiểu điểm mạnh (Strength)

Điểm mạnh là những thứ mà công ty của bạn đang làm tốt, điểm mạnh là những thứ mang lại lợi thế cạnh tranh trong ngành và mang lại lợi ích cho khách hàng

Đối với doanh nghiệp của bạn, xác định điểm mạnh có thể giúp bạn hiểu rõ ưu thế và càng phát huy những điểm mạnh đó

Đối với các đối thủ, hãy coi điểm mạnh của đối thủ là mục tiêu để hướng tới. Hãy tự hỏi bản thân : Làm sao tôi có thể làm tốt hơn những gì đối thủ làm

Dưới đây là một số câu hỏi cần xem xét khi bạn phân tích ưu điểm:

Bước 2 : Phân tích điểm yếu (Weaknesses)

Điểm yếu là những khía cạnh mà doanh nghiệp cần biết để khắc phục.

Trong giai đoạn phân tích SWOT, điều đặc biệt quan trọng là bạn cần trung thực với bản thân.

Nếu bạn không thể thừa nhận điểm yếu thì cũng không thể nỗ lực để khắc phục điểm yếu

Lưu ý những điểm mạnh được phân tích ở bước 1 cũng có thể trở thành điểm yếu nếu chúng ta đặt câu hỏi ngược lại, ví dụ : Điểm mạnh có thể là mở rộng kinh doanh và thuê nhân viên mới vậy điểm yếu có thể là mất nhân viên về tay đối thủ ?

Dưới đây là một số câu hỏi cần xem xét khi bạn phân tích điểm yếu:

Bước 3 : Phân tích cơ hội (Opportunities)

Để kinh doanh thành công, việc nắm bắt thời điểm rất quan trọng !

Cơ hội có lẽ là như nhau đối với doanh nghiệp của bạn và đối thủ cạnh tranh, nói cách khác chúng ta bình đẳng trên thị trường !

Nhận biết cơ hội, và tận dụng cơ hội trước đối thủ cạnh tranh là chìa khóa để đi đến thành công !

Vậy bạn nên nắm bắt cơ hội như thế nào để phát triển ?

Dưới đây là một số câu hỏi cần xem xét khi bạn phân tích cơ hội :

Bước 4 : Phân tích rủi ro (Threats)

Đây là những yếu tố bên ngoài có thể khiến doanh nghiệp rơi vào tình trạng tiêu cực hay thậm chí là khủng hoảng !

Và giống như cơ hội, rủi ro cũng bình đẳng đối với bạn và đối thủ cạnh tranh !

Tuy nhiên, một số rủi ro có thể mang tính cá nhân, chẳng hạn như một vụ bê bối truyền thông hoặc scandal đến từ đánh giá khách hàng !

Điều quan trọng là bạn cần học cách giảm thiểu những rủi ro này và ngăn chúng lặp lại trong tương lai

Mặc dù các rủi ro xuất hiện sau cùng trong phân tích SWOT, nhưng bạn có thể nghĩ đến chúng trước tiên .

Giống như một ngọn lửa nhỏ, nếu bạn dập lửa nhanh chóng, chúng sẽ lan ra lớn hơn !

Dưới đây là một số câu hỏi cần xem xét khi bạn phân tích rủi ro :