Shopify được đánh giá là nền tảng số 1 về hosted ecommerce, nếu bạn đang có nhu cầu làm 1 website bán hàng hay rộng hơn là thương mại điện tử, thì Shopify là 1 trong những lựa chọn cực kỳ đáng cân nhắc !
Với Shopify, công việc tạo nên 1 website bán hàng đầy đủ tính năng dễ hơn bao giờ hết.
Nếu bạn chưa bao giờ tạo website trên Shopify, đừng lo lắng, bài viết này chia sẻ 9 bước giúp bạn tiếp cận nhanh chóng với nền tảng này !
TÓM LƯỢC BÀI VIẾT NÀY
- Bước 1 : Làm quen với công cụ tạo trang web Shopify
- Bước 2: Lập kế hoạch trang web :
- Bước 3 : Chọn gói thanh toán và đăng ký
- Bước 4 : Chọn theme thiết kế cho web !
- Bước 5 : Cài đặt ứng dụng lên web
- Bước 6 : Cá nhân hóa trang web của bạn
- Bước 7 : Thêm sản phẩm !
- Bước 8 : Mua và gán tên miền vào trang web
- Bước 9 : Ra mắt trang web và bắt đầu bán hàng !
Bước 1 : Làm quen với công cụ tạo trang web Shopify
Đầu tiên, bạn cần chắc chắn rằng Shopify là sự lựa chọn phù hợp dành cho bạn.
Tốt nhất là bạn nên tự nghiên cứu trước khi đưa ra quyết định.
Hãy khám phá trang Shopify, thư viện theme Shopify và cửa hàng ứng dụng Shopify để có ý tưởng chung về những tính năng mà Shopify sẽ hỗ trợ bạn
Từ đó, hãy lập danh sách các theme và ứng dụng nào phù hợp với mục đích của bạn — cùng với giá của chúng, để bạn có thể ước tính chi phí trang web Shopify của mình.
Shopify cung cấp bản dùng thử miễn phí 14 ngày (không cần thêm thông tin thẻ tín dụng) để bạn đưa ra quyết định trước khi thanh toán
Hãy dùng bản dùng thử miễn phí này để xem Shopify có thể đáp ứng nhu cầu của bạn hay không, nhưng lưu ý rằng nếu bạn không thanh toán sau 14 ngày, bạn sẽ mất tất cả các cài đặt trang web mà bạn xây dựng ở bản dùng thử
Bước 2: Lập kế hoạch trang web :
Khi bạn đã hiểu về cách hoạt động của nền tảng tạo website Shopify, hãy lập kế hoạch trang web của mình.
Shopify có nhiều hạn chế so với các nền tảng khác (ví dụ như Wix)
Đó là lý do tại sao tốt nhất bạn nên tự làm quen với hệ thống của nó trước, để bạn không mất thời gian thêm các tính năng mà Shopify không cho phép bạn tích hợp.
Vào lúc này, điều quan trọng là bạn cần nắm rõ chiến lược bán hàng và các chiến dịch marketing của mình — từ đó nghĩ về những tính năng mà website của bạn cần
Đây cũng là thời điểm tốt để tính toán chi phí trang web Shopify của bạn.
Tất cả các theme và ứng dụng trả phí của Shopify đều niêm yết giá rõ ràng, vì vậy bạn có thể lập ngân sách chính xác cho chi phí cố định và chi phí hàng tháng trước khi quyết định đăng ký xây dựng website trên nền tảng này !
Bước 3 : Chọn gói thanh toán và đăng ký
Shopify cung cấp ba gói thanh toán chính dành cho các doanh nghiệp vừa, nhỏ và lớn — mặc dù về mặt kỹ thuật, Shopify cung cấp năm gói, bao gồm Shopify Plus cho doanh nghiệp và Shopify Lite để thêm sản phẩm vào các trang web hoặc blog hiện có.
Nhưng hầu hết người mới bắt đầu sẽ quan tâm đến ba gói thanh toán chính :
- Shopify Basic – $29 / tháng
- Shopify – $79 / tháng
- Shopify Advanced – $299 / tháng
Mỗi gói thanh toán, ngay cả gói rẻ nhất, cũng bao gồm tất cả các yếu tố cần thiết: Không giới hạn số lượng sản phẩm, quyền truy cập vào các kênh bán hàng, hỗ trợ 24/7, chứng chỉ SSL, Shopify Point, thẻ quà tặng, mã giảm giá và khôi phục giỏ hàng…
Điểm khác biệt, gói Basic Shopify không hỗ trợ các báo cáo số liệu chuyên nghiệp và chỉ có gói Advanced Shopify mới có thể tính toán phí vận chuyển của bên thứ ba khi thanh toán.
Ngoài ra, số lượng tài khoản nhân viên và vị trí lưu trữ được đồng bộ hóa tăng lên tỷ lệ thuận với mức giá !
Vậy sự khác biệt thực sự giữa các gói Shopify là gì ?
Đó là phí vận chuyển và phí giao dịch.
Số tiền phần trăm mà Shopify nhận mỗi lần bán hàng sẽ thấp hơn với các gói thanh toán cao cấp hơn — nghĩa là nếi bạn chọn gói càng rẻ, thì bạn càng trả nhiều tiền hơn cho mỗi lần bán hàng thành công !
Shopify cũng tính phí “phạt” nếu bạn sử dụng cổng thanh toán của bên thứ ba thay vì Shopify Payments và phí phạt đó cũng giảm ở các gói cao hơn !
Vì vậy, tùy thuộc vào tình hình kinh doanh mà bạn nên chọn gói thích hợp, tất nhiên bạn có thể nâng cấp hoặc giảm cấp gói thanh toán của mình bất kỳ khi nào bạn thích, gói sẽ được cập nhật vào tháng sau !
Bước 4 : Chọn theme thiết kế cho web !
Khi bạn thực sự quyết định sử dụng Shopify để xây dựng website, điều đầu tiên cần làm chính là chọn theme cho trang web của mình
Chọn theme thiết kế là điều rất quan trọng đối với tất cả các nền tảng xây dựng và phát triển web, nhưng nó lại càng quan trọng đối với Shopify
Vì Shopify không cho phép bạn thay đổi nhiều về hình thức và bố cục của theme, vì vậy theme bạn chọn sẽ quyết định rất nhiều đến thiết kế của web không chỉ ở hiện tại mà còn trong tương lai
Bạn vẫn có thể tùy chỉnh hình ảnh và văn bản của mình cho dù bạn chọn theme nào, nhưng những hình ảnh đó sẽ có kích thước cố định và font chữ cũng không linh hoạt lắm trong việc tùy biến !
Bạn nên sử dụng bộ lọc tìm kiếm theme ở bên trái thư viện theme: Bộ lọc giúp bạn tìm kiếm các theme theo tính năng bạn muốn hoặc lĩnh vực bạn hoạt động !
Theme trên Shopify mắc phải một nhược điểm: Các trang web shop có thể trông na ná nhau.
Vì các thương hiệu khác có thể sử dụng cùng một theme giống như bạn, khiến bạn khó có thể tạo ra sự khác biệt, đặc biệt với những theme miễn phí
Bước 5 : Cài đặt ứng dụng lên web
Tiếp theo, bạn cần cài đặt tất cả các ứng dụng bạn muốn để thêm tính năng cũng như cá nhân hóa giao diện của bạn 1 cách hiệu quả !
Bạn có thể tìm thấy rất nhiều ứng dụng hữu ích tại cửa hàng ứng dụng Shopify
Cũng giống như với thư viện theme, bạn cần tận dụng bộ lọc tìm kiếm để việc tìm kiếm trở nên nhanh chóng và hiệu quả.
Đối với ứng dụng, cách tốt nhất là tìm kiếm theo danh mục — ví dụ như ứng dụng thiết kế, ứng dụng tiếp thị, ứng dụng vận chuyển, ứng dụng hỗ trợ bán hàng v.v…
Việc cài đặt các ứng dụng cần thiết sẽ giúp bạn khởi đầu thuận lợi ngay từ đầu, tất nhiên nếu trong quá trình phát triển website, nếu bạn cần thêm tính năng mới, có thể truy cập thư viện ứng dụng và cài thêm bất kỳ lúc nào !
Bước 6 : Cá nhân hóa trang web của bạn
Có thể nói đây là bước quan trọng nhất : Cá nhân hóa trang web Shopify để biến website mang đặc trưng thương hiệu của riêng bạn
Shopify hỗ trợ cho quá trình này trở nên dễ dàng và thuận tiện hơn so với các nền tảng phát triển web khác !
Bạn sẽ tìm thấy hầu hết các tùy chỉnh trong Sales Channels > Online Store ở menu điều hướng bên trái.
Mỗi tùy chọn trong số này (Themes, Pages, Domains v.v…) cung cấp một nhóm các tùy chỉnh mới, vì vậy bạn nên tìm hiểu kỹ từng cái !
Chỉnh sửa theme thiết kế rất quan trọng, vì nó giúp bạncá nhân hóa thiết kế website bán hàng của mình.
Nhấp vào Theme ở bên trái và sau đó nhấp vào nút Customize để hiển thị công cụ chỉnh sửa.
Tất cả các khu vực trên web bạn có thể thay đổi thiết kế được liệt kê ở bên trái màn hình, còn bên phải là hiển thị những gì bạn chỉnh sửa.
Ở góc trên bên phải, có một biểu tượng mà bạn có thể chuyển đổi giữa phiên bản xem trước dành cho máy tính để bàn và thiết bị di động, để đảm bảo giao diện hiển thị như bạn muốn trên nhiều kích thước màn hình !
Công cụ chỉnh sửa giao diện ở bên trái khá mạnh mẽ, bạn có thể nhập văn bản tùy chỉnh hoặc tải lên những hình ảnh bạn muốn.
Trong phần Settings ở cuối menu bên trái chứa những chi tiết kỹ thuật hơn về website, thường là các tính năng hỗ trợ website bán hàng mạnh mẽ như :
- Các tùy chọn chung (tiền tệ, vị trí, địa chỉ doanh nghiệp, v.v.)
- Phương thức thanh toán
- Vận chuyển và giao hàng
- Đa ngôn ngữ
- Hóa đơn
- Thuế
…
Các tính năng bán hàng trên có thể có tác động lớn đến công việc kinh doanh của bạn, đặc biệt là vấn đề thanh toán và vận chuyển.
Bước 7 : Thêm sản phẩm !
Sau khi hoàn thành các bước trên, giờ đây, bạn có thể thêm sản phẩm của mình vào trang web Shopify
Mỗi sản phẩm nên được nhập riêng lẻ, từng sản phẩm một, vì vậy hãy chăm chút cho sản phẩm của mình !
Để thêm một sản phẩm mới, hãy rê chuột đến phần Products ở menu bên trái, sau đó nhấp vào nút Add product
Bước tiếp theo chỉ cần điền vào ô nhập liệu. Shopify hỗ trợ rất nhiều thông tin sản phẩm
- Title (Tên sản phẩm)
- Description (Mô tả)
- Availability (Tình trạng hàng hóa)
- Organization (Danh mục sản phẩm / thương hiệu)
- Media (Hình ảnh, video clip)
- Pricing (Giá, giá so sánh)
- SKU and Barcode (Mã sản phẩm)
- Quantity (Số lượng sản phẩm
- Shipping information (Thông tin giao hàng)
- Variants (Kích thước, màu sắc v.v…)
- SEO tool (Công cụ SEO)
- Tags (Thẻ)
Bước 8 : Mua và gán tên miền vào trang web
Tên chính là thông tin quan trọng nhất trước khi ra mắt website của bạn cho người dùng !
URL hay còn gọi là tên miền của bạn là một công cụ xây dựng thương hiệu mạnh mẽ.
Mặc dù Shopify có thể cung cấp miễ phí cho bạn một tên miền con (~ .myshopify.com), nhưng nếu bạn nghiêm túc về việc kinh doanh bán hàng trên web, bạn nên đầu tư vào tên miền của riêng mình.
Để mua và gán tên miền cho trang web Shopify của bạn, hãy truy cập Sales Channel > Online Store > Domain ở menu bên trái.
Bạn có thể nhập tên miền bạn muốn và kiểm tra xem tên miền đó có thể mua được không và giá của nó là bao nhiêu.
Họ cũng sẽ hiển thị các tùy chọn thay thế như (.net, .org, .club, v.v…) trong trường hợp tên miền .com đã có chủ sở hữu
Bạn có thể vừa mua và gán tên miền mới của mình vào website trong bước này !
Bước 9 : Ra mắt trang web và bắt đầu bán hàng !
Sau khi đã setup xong tên miền, mọi thứ đã sẵn sàng để website của bạn sẵn sàng ra mắt người dùng
Tất nhiên : Công việc của bạn còn rất nhiều nếu bạn muốn kinh doanh thành công.
Ngay cả khi bạn đã làm theo 9 bước này 1 cách kỹ lưỡng và xem qua mọi phần có thể tùy chỉnh, thì vẫn còn rất nhiều thứ quan trọng như tiếp thị, chăm sóc khách hàng và khuyến mại…
Shopify hỗ trợ các nhu cầu này 1 cách tiện lợi, cho phép bạn kết nối các công việc bán hàng và chăm sóc khách hàng với website và cung cấp nhiều loại khuyến mãi khác nhau.
Và nếu các tính năng gốc của Shopify là không đủ, thì bạn có thể lên thư viện ứng dụng của họ và bổ sung những tính năng bạn muốn.
Thêm nữa, bạn nên đặt thử một đơn đặt hàng mẫu trên website của mình, bạn nên mua hàng giống như một khách hàng bình thường và xem có vấn đề gì phát sinh không trong khâu đặt hàng và vận chuyển để đảm bảo mọi thứ hoạt động trơn tru