Logo chính là bộ mặt thương hiệu của bạn.
Logo đại diện cho hình ảnh thương hiệu của bạn đối với khách hàng, thể hiện cho cả thế giới biết bạn là ai, bạn làm gì và bạn làm vì ai.
Điều đó rất quan trọng với hình ảnh thương hiệu và công ty, vì vậy các nhà thiết kế thông minh thường sử dụng các thông điệp bí mật để truyền tải vào logo, hay nói cách khác, làm cho logo có nhiều tầng ý nghĩa thú vị
Logo đơn giản nhưng lại đầy mê hoặc với nhiều lớp ý nghĩa ẩn giấu đằng sau sẽ giúp nâng tầm thương hiệu của bạn.
Dưới đây, chúng tôi đã tập hợp một số logo độc đáo có ý nghĩa ẩn giấu để bạn hình dung ra được làm cách nào mà các nhà thiết kế có thể thiết kế logo đơn giản nhưng có ý nghĩa thú vị giống như một cuốn sách tưởng chừng vô giá trị nhưng lại chứa bên trong tấm bản đồ kho báu.
Hãy chắc chắn rằng bạn ngắm nghía những logo dưới đây thật kỹ, bởi vì đôi khi cái nhìn đầu tiên của bạn không thấy được toàn bộ ý nghĩa ẩn chứa đằng sau.
TÓM LƯỢC BÀI VIẾT NÀY
- Tại sao bạn lại muốn một logo có ý nghĩa ẩn ?
- Logo với thông điệp đi vào tiềm thức
- Logo có ý nghĩa ẩn (không còn ẩn nữa vì chúng mình sẽ tiết lộ hết dưới đây)
- Logo có chứa thông tin bên trong
- Nhìn hai lần, sẽ thấy hai hình ảnh khác nhau
- Tìm trứng Phục sinh (Easter Eggs) trong logo
- Nhìn sâu hơn vào các chữ cái
- Biến hóa với hình dạng và màu sắc
- Bạn đã sẵn sàng để thiết kế một logo đẳng cấp cho riêng mình?
Tại sao bạn lại muốn một logo có ý nghĩa ẩn ?
Sự thật là, logo với ý nghĩa ẩn trông rất tuyệt và thu hút !
Và đôi khi, yếu tố tuyệt vời đó là những gì bạn cần để quyết định chọn chúng là hướng đi cho ý tưởng thiết kế logo của mình. N
hưng đó không phải là lý do duy nhất khiến các thương hiệu chọn những loại logo này.
Một số thương hiệu muốn sử dụng các thông điệp ẩn trong logo để tạo ra một tính chất độc quyền riêng của thương hiệu.
Việc tìm ra hình ảnh ẩn khiến người xem có cảm giác như họ đã mở khóa hay giải mã một thông điệp bí ẩn nào đó mà không phải ai cũng làm được, điều này góp phần tăng cường sự gắn kết của người xem với thương hiệu trên cộng đồng.
Đối với các thương hiệu chẳng hạn như Baskin Robbins – một nhãn hiệu nhượng quyền thương mại kem nổi tiếng thế giới của Mỹ, có logo là hình ảnh được xếp nhiều lớp thông minh để bổ sung thông điệp cho thương hiệu một cách xuất sắc và tinh tế.
“Hãy nhìn vào logo và đoán xem có bao nhiêu mùi vị kem mà Baskin Robbins muốn giới thiệu?”
Tương tự, một số thương hiệu thì sử dụng logo với ý nghĩa ẩn để kết nối các mảng kinh doanh riêng biệt trong doanh nghiệp lại với nhau.
Trong thiết kế logo của Eats and Beats, họ đã kết hợp khéo léo hình ảnh nắp đậy thức ăn với các phím đàn piano để cho thấy sự kết hợp tuyệt vời giữa ẩm thực với âm nhạc mà thương hiệu muốn hướng tới.
“Bạn muốn biết cách làm thế nào ẩm thực và âm nhạc có thể hòa vào nhau. Hãy nhìn vào logo này”
Đối với các logo thiên về hình ảnh tác động vào thị giác, sẽ thật tuyệt nếu bạn tự cảm nhận được lớp ý nghĩa ẩn giấu đằng sau.
Hãy cùng đến với các loại logo khác nhau cũng sử dụng phương pháp này.
Logo với thông điệp đi vào tiềm thức
Bạn có thể quen thuộc với khái niệm thông điệp tiềm thức mà các mẫu quảng cáo (hay những bộ phim ngắn có tính chất marketing với các tuyến nhân vật chính và phản diện) tạo ra nhiều hình ảnh và thông điệp đại diện cho thương hiệu với mục đích ăn sâu vào tâm trí người xem.
Thông điệp tiềm thức không phải là một thuyết âm mưu, nó là một chiến lược tiếp thị vô cùng hiệu quả.
Và không chỉ hữu ích cho việc tiếp thị – theo một nghiên cứu năm 2008 cho thấy rằng khi nhìn thoáng qua logo cùa Apple, người xem có nhiều ý tưởng sáng tạo hơn về câu chuyện cũng như thông điệp của thương hiệu so với logo của IBM.
“Logo này của một nhà xuất bản ẩn đi hình ảnh ngòi bút trong hình dạng một con cáo.”
“Logo trừu tượng này tạo ra của một con phượng hoàng mà nhìn thoáng qua không chắc bạn có thể nhận ra được hình ảnh con phượng hoàng.”
Logo với ý nghĩa ẩn cũng giống vậy. Hãy tưởng tượng bạn đang sở hữu một nhà hàng tập trung vào các món ăn lành mạnh có nguồn gốc từ thực vật nhưng bạn không muốn thông điệp của mình hiện diện rõ ràng trên logo.
Bạn có thể thiết kế một mẫu logo đặt hình ảnh rau quả ở phía trước và trung tâm, hoặc bạn có thể lồng nó khéo léo vào các kí tự tên thương hiệu của bạn, giống như một người đầu bếp tài hoa biến hóa với món ăn của ông ta vậy.
Hoặc nếu bạn là Bác sĩ nha khoa và răng hàm mặt cho trẻ em, và điều bạn cần là một logo sẽ khiến nỗi sợ hãi và lo lắng của trẻ nhỏ giảm bớt khi đến gặp nha sĩ, nhưng vẫn thể hiện rõ công việc mà bạn làm.
Logo phù hợp với bạn có thể là hình một chú sư tử thân thiện và đáng yêu làm tiêu điểm, nhưng với hình ảnh một chiếc răng nhỏ được lồng ghép và chiếc cằm chú sư tử để cho mọi người biết rằng bạn là một bác sĩ nha khoa.
Logo có ý nghĩa ẩn (không còn ẩn nữa vì chúng mình sẽ tiết lộ hết dưới đây)
Có thể trước đây bạn đã từng nhìn qua rất nhiều logo với ý nghĩa ẩn. Và với những logo nổi tiếng, có chắc bạn đã nhận những ý nghĩa ẩn giấu đằng sau chúng là gì.
Ví dụ nổi tiếng nhất về logo có chứa thông điệp bí mật có lẽ là logo của FedEx.
Đây là một trong những logo sáng tạo nhất. Trước tiên là về màu sắc đơn giản nhưng rất bắt mắt với hai màu xanh và cam.
Nếu nhìn kỹ chúng ta sẽ nhìn thấy hình mũi tên màu trắng được tạo ra các khoảng không giữa chữ “E” và chữ “X”, đại diện cho tầm nhìn của công ty và triển vọng của họ là tiến đến tương lai.
“Bạn đã thấy được mũi tên giữa chữ E và X chưa?”
Amazon cũng là một thương hiệu nổi tiếng khác có logo có chứa thông điệp ẩn đầy tinh tế.
Thoạt nhìn, chúng ta chỉ thấy một hàng chữ tên công ty với một dấu gạch chân. Nhưng hãy chú ý đến nơi dấu gạch chân bắt đầu và kết thúc: từ A đến Z, gợi ý rằng Amazon bán đầy đủ mọi loại sản phẩm.
Bây giờ, hãy nhìn vào hình dạng của nó – trông giống như một nụ cười phải không? Đó là biểu tượng cho nụ cười hài lòng của khách hàng khi sử dụng dịch vụ của Amazon.
“Amazon: phục vụ mọi thứ từ A đến Z cho nụ cười”
Logo có chứa thông tin bên trong
Trong một số logo, thông điệp ẩn như một trò giải đố đối với một số đối tượng khán giả nhất định.
Đối với những người không thuộc nhóm đối tượng đó, logo vẫn thể hiện được ý nghĩa của nó, nhưng logo có thể trông giống như một hình ảnh trừu tượng hay quen thuộc trong lĩnh vực của đối tượng khán giả họ hướng tới.
Một ví dụ điển hình là logo của Vaio, họ đã ghép hình ảnh một làn sóng analog với ký tự số 1 và 0 để thể hiện cách công ty kết hợp giữa công nghệ analog với công nghệ kỹ thuật số lại với nhau.
“Trước đây Vaio là một phần của Sony, nhưng kể từ năm 2014 Vaio đã là một thương hiệu độc lập với logo riêng.”
Điều này cũng được áp dụng tốt như một tín hiệu hướng đến một cộng đồng nhất định.
Cụ thể như logo Alfa Romeo , đối với hầu hết mọi người, logo này trông giống một biểu tượng hỗn độn; nhưng những người đến từ Milan – quê hương của thương hiệu xe hơi nổi tiếng này thì sẽ nhận ra ngay không chỉ một mà là hai biểu tượng lịch sử của thành phố.
“Biscione (con rắn) và lá cờ chữ thập đỏ là hai biểu tượng của Milan, quê hương của Alfa Romeo.”
Tạo ra một ý nghĩa ẩn cho logo của bạn cũng là một cách để bạn khơi nguồn sáng tạo và sử dụng hình ảnh đúng mục đích thông điệp mà thương hiệu muốn gửi gắm.
Hãy thử nói về một thương hiệu cà phê. Logo bạn chọn có thể là một tách cà phê? Một hạt cà phê? Một cái phin pha cà phê?
Đó đều là các lựa chọn tương đối cứng nhắc, nhưng cũng là sự lựa chọn rất phổ thông
Vậy làm thế nào để thương hiệu của bạn khác biệt ?
Khi Clever Barista đối mặt với câu hỏi này, họ đã tạo ra một logo có nội dung “ấm áp” bằng cách kết hợp hình ảnh nghệ thuật latte art với một ngọn lửa – bạn muốn thực sự đánh giá đúng về logo này, bạn cần am hiểu về nghệ thuật vẽ latte art.
“Ngọn lửa và tách cà phê: cả hai đều ấm áp, đều có mùi dễ chịu và thư giãn thoải mái.”
Nhìn hai lần, sẽ thấy hai hình ảnh khác nhau
Trong một số logo, thiết kế đa lớp mang tính thẩm mỹ nhiều hơn là lớp ý nghĩa ẩn giấu.
Hãy lướt qua thiết kế của Desideratum cho Whiskers & Wine, một quán bar và club về đêm.
Trong logo là hình ảnh của một con mèo, tên “Whiskers” được đề cập ở dòng bên cạnh là tiêu điểm chính.
Nhưng hãy nhìn kỹ vào phần ngực (có hình dáng ly rượu) của con mèo bạn sẽ thấy được ý nghĩa cả hai từ “Whiskers & Wine” trong tên gọi được thể hiện ngay trong logo.
“Hình ảnh Whiskers thì dễ dàng thấy được, nhưng Wine thì không dễ”
Trong thiết kế cho Buildlane, họ đã tạo ra một hình ảnh tưởng chừng đơn giản nhưng thực sự nó mang 2 lớp ý nghĩa khác nhau.
Một mặt, nó có dạng ký tự B và L, tên viết tắt của công ty. Mặt khác, chúng ta có thể thấy hình ảnh một tờ giấy cuộn tròn, giống như những thứ mà các nhà thiết kế nội thất của công ty sử dụng trong công việc hàng ngày.
“Nó là chữ B! Nó là cuộn giấy! Cũng có thể là cả hai!”
Khi thiết kế logo cho Little Bird Saloon, họ đã kết hợp hai hình ảnh dễ thương, hình ảnh một chú chim gặm cỏ và khuôn mặt tươi tắn của một cô gái trẻ, để tạo ra một hình ảnh đa diện.
Hình ảnh này cũng thể hiện logo này mang ý nghĩa kép, không nhất thiết bạn phải nhận ra cả 2 hình này cùng một lúc – nếu bạn thấy hình ảnh cô gái trẻ, giống như cô ấy có một cái gai màu cam lạ lùng ở phía bên trái của khuôn mặt .
Khi bạn thấy hình ảnh chú chim, chú chim dường như có 2 khuôn mặt. Dù nhìn ra hình ảnh nào thì chúng cũng đều mang một ý nghĩa riêng.
“Hai hình ảnh trong một.”
Một số ví dụ thêm :
Tìm trứng Phục sinh (Easter Eggs) trong logo
Lần đầu tiên xuất hiện vào năm 1979, thuật ngữ trứng Phục sinh ban đầu đề cập đến một thông điệp ẩn trong trò chơi Adventure của hãng Atari.
Nó đề cập đến tất cả các thông điệp ẩn mà các nhà phát triển để lại trong các trò chơi để người chơi tự khám phá, tiếp đó là nó phổ biến dành cho khán giả của các bộ phim và chương trình truyền hình.
Và bây giờ, khi áp dụng trong lĩnh vực thiết kế, nó sẽ giống như hình chữ thập trong thiết kế của Nhà thờ Sovereign Grace dưới đây.
“Thấy hình ảnh chữ thập? Gợi ý : nó nằm trong ô vuông, ẩn đằng sau chữ S.”
Một logo nổi tiếng với trứng Phục sinh là logo Toblerone, có hình con gấu ẩn trong không gian âm của một ngọn núi.
Con gấu là biểu tượng của thành phố Bern, Thụy Sĩ, còn được gọi là Thành phố của gấu (quê hương của Toblerone).
“Hầu hết đều nhìn ra con gấu, những chỉ những người biết về Bern mới hiểu ý nghĩa thực sự của nó.”
Một logo có trứng Phục sinh khác mà khá nhiều người có thể nhận ra đó là logo Quiksilver.
Logo của thương hiệu ván lướt sóng và trượt tuyết được cách điệu và lấy cảm hứng trên nền của The Great Wave Off Kanagawa, một bản khắc gỗ ukiyo-e nổi tiếng của Hokusai.
Sau này khi Quiksilver ra mắt thương hiệu Roxy dành cho phụ nữ, họ đã nhân đôi logo của họ, sau đó xoay cả hai bên lên trên để tạo thành hình trái tim.
“Đây là bản khắc gỗ gốc.”
“Giống như bản gốc, đó là những con sóng và ngọn núi.”
“Thấy hình ảnh núi và sóng được nhân đôi rồi lật lại?”
Nhìn sâu hơn vào các chữ cái
Bạn không cần phải tạo nhiều lớp layers hoặc cố gắng thêm trứng phục sinh vào logo để tạo ý nghĩa ẩn.
Bạn chỉ cần sử dụng những gì đã có sẵn, như các chữ cái cấu thành nên tên thương hiệu.
Tostitos đã làm điều này bằng cách lồng vào khung cảnh bữa tiệc nhỏ ở giữa chữ cái tên thương hiệu của họ: đó là hình ảnh hai người bạn đang chia sẻ cho nhau gói bimbim.
“Logo của Tostitos thể hiện cách mà họ tạo nên những bữa tiệc tuyệt vời cùng với các loại đồ ăn vặt giúp mọi người lại gần nhau hơn.”
Đôi khi, những chữ cái trong logo không phải lúc nào cũng ẩn chứa hình ảnh ẩn dụ bên trong, mà là ngược lại.
Điển hình là logo của Jolly khi những con chữ được xây dựng một cách tượng hình tạo nên một không khí Giáng sinh vui vẻ và ấm cúng.
“Tất cả các yếu tố của một kỳ nghỉ lễ vui vẻ cấu thành nên những con chữ.”
Một số ví dụ khác :
Biến hóa với hình dạng và màu sắc
“Sự biến đổi màu sắc có thể thay đổi hoàn toàn giao diện của logo.”
Một trong những cách hay nhất để tạo ra logo với ý nghĩa ẩn: đó làm áp dụng các hình dạng và màu sắc vào thương hiệu của bạn.
Trong thiết kế logo cho CaribShopper, họ đã vẽ nên hình ảnh một con sóng đánh vào một bãi biển đầy cát.
Nhưng bạn chỉ có thể nhìn ra hình ảnh này trong phiên bản đầy đủ màu sắc của logo. Còn trong phiên bản đơn sắc, nó trông giống như một dấu vân tay vậy.
Tương tự như vậy, logo của Grandmother’s Data Soup sẽ chỉ trông giống như khuôn mặt một người phụ nữ lớn tuổi nếu chỉ có một màu duy nhất, trong khi hình ảnh ẩn dụ ở đây là cái tô chỉ được thấy rõ ràng khi được thể hiện bằng màu xanh.
“Nếu chỉ có một màu, logo này chỉ thể hiện được một hình ảnh duy nhất.”
Trong một số logo, lớp ý nghĩa ẩn không được làm nổi bật lên mà chúng được giấu trong không gian âm.
Giống như là logo của Ivey League dưới đây, ý nghĩa được tạo ra từ không gian âm để thể hiện ngành công nghiệp của họ.
Từ hình ảnh con bạch tuộc được vẽ có nhiều tay làm biểu tượng cho nhiều ván bài poker, cho đến hình ảnh khá nhỏ ở phía dưới biểu tượng cho hình dạng con bích trong bộ bài.
“Một logo thông minh trong hình dạng một cái bánh hamburger.”
Bạn đã sẵn sàng để thiết kế một logo đẳng cấp cho riêng mình?
Logo với ý nghĩa ẩn giấu không chỉ là một logo thông minh và thú vị, mà chúng còn khiến khán giả của bạn cảm thấy như họ là một phần của thương hiệu và mang lại niềm vui khi họ giải được một câu đố nho nhỏ.
Chúng cực kỳ hữu ích nếu bạn muốn gom nhiều thứ cùng lúc vào trong logo của mình.
Một logo có chứa một thông điệp ẩn làm cho mọi người nhìn chúng kỹ hơn và nhớ lâu hơn.