3 quy tắc trình bày các đoạn text (chữ) trên banner quảng cáo thu hút nhất

Blog

Th10 17
lambanner-chon-font-hop-ly-trong-thiet-ke

Bạn có nghĩ rằng việc viết các đoạn chữ lên banner chỉ là việc “dễ như bỡn”, chỉ cần viết những tiêu đề bạn muốn, đặt màu vô tội vạ, chèn một số hình ảnh và thêm nút “kêu gọi hành động”. Như vậy là xong ?

Nếu đó là tất cả những gì bạn nghĩ thì mình hoàn toàn không ngạc nhiên khi các chiến dịch quảng cáo của bạn thất bại một cách thảm hại.

Thật ra, cách trình bày các đoạn chữ trên banner sao cho đẹp mắt và tinh tế không dễ tí nào, đó là sự kết hợp của một nội dung thu hút và gu thẩm mỹ tốt.

Bài viết này cung cấp cho bạn 3 quy tắc cùng những ví dụ dễ hiểu giúp bạn biết cách sử dụng màu sắc, tư duy bố cục để đặt các đoạn text sao cho tinh tế và đẹp mắt trên banner, từ đó gia tăng sức hấp dẫn và tỷ lệ chuyển đổi cho chiến dịch quảng cáo của bạn.

Quy tắc 1: Càng dễ đọc càng tốt

Yếu tố quan trọng nhất trên banner quảng cáo  là thông điệp chính: Bạn muốn truyền tải thông tin gì tới khách hàng ?

Hãy nghĩ về điều này, bạn viết một cái gì đó vào banner quảng cáo của bạn, bạn muốn người dùng đọc nó và click vào nó, nhưng nếu bạn sử dụng font chữ khó nhìn thì liệu thông điệp của bạn còn ý nghĩa gì nữa ?

Khi công ty Digiday phát động các chương trình sự kiện, họ sử dụng những font chữ và từ ngữ có nội dung cực đơn giản, để khách hàng dễ dàng có thể đọc và hiểu dễ dàng chỉ sau 1 lần lướt mắt. Ví dụ:

digiday-lambanner-font

digiday-lambanner-banner-ad-3 digiday-lambanner-banner-ad-2 digiday-banner-ad-1

Tất cả font chữ mà công ty Digiday sử dụng ở các mẫu quảng cáo trên đều đơn giản và dễ nhìn. Các bạn hãy nhớ rằng sự chú ý của khách hàng luôn ở mức thấp nhất khi họ lướt web và bắt gặp quảng cáo, vì vậy đừng khiến họ khó khăn hơn nữa khi đọc nội dung mà bạn ghi trên banner

Tip: Một số font chữ mà mình hay sử dụng là Tahoma, Roboto, Arial, Verdana, Century Gothic, Futura hay Georgia.

Quy tắc 2: Sử dụng màu sắc tương phản hợp lý 

Nhìn những banner quảng cáo của công ty Digiday phía trên, họ không chỉ sử dụng font chữ mà người dùng có thể đọc một cách dễ dàng, họ còn sử dụng màu nền cực kỳ hợp lý : Digiday sử dụng chữ màu trắng trên nền đen, cam, xanh lá và xanh da trời, đảm bảo một độ tương phản nhất định tạo nên sự nổi bật cho thông điệp trên banner.

Sử dụng màu sắc hợp lý là yếu tố trụ cột trong kỹ thuật thiết kế banner quảng cáo !

Một ví dụ khác về việc dùng màu sắc tương phản giữa chữ và nền trên banner là Crazy Egg, Crazy Egg thường chỉ chọn từ 2 tới 3 màu sắc khi thiết kế hình ảnh:

crazyegg-banner-ad-design-lambanner1

crazyegg-banner-ad-design_lambanner

Bạn thấy đấy, khi nhìn các banner phía trên, khách hàng có thể dễ dàng đọc được các đoạn chữ màu đen trên nền trắng, màu trắng và màu xanh lá cây trên nền xám đen.

Bạn cũng có thể học hỏi cách họ đặt màu sắc cho nút “kêu gọi hành động”. Cực kỳ nổi bật và “kích thích” khách hàng click vào banner của Crazy Egg.

Vì vậy, trong chiến dịch banner quảng cáo tiếp theo, mình khuyên bạn nên làm điều này : Đứng cách xa khỏi máy tính và nhìn vào banner quảng cáo bạn thiết kế, bạn có dễ dàng đọc được nội dung ghi trên banner không ? Thông điệp quan trọng nhất có nổi bật nhất không ?

Nếu câu trả lời là không, thì bạn nên thay đổi màu sắc sao cho tương phản và nổi bật hơn, và lặp lại hành động trên.

Tóm lại, hãy làm cho màu chữ tương phản với màu nền và thông điệp chính nổi bật hết mức có thể

Quy tắc 3: Đừng làm cho đoạn văn bản trông quá “chật chội”

Sau khi sử dụng font chữ rõ ràng và màu sắc tương phản tốt, vấn đề tiếp theo bạn cần làm, là tạo không gian thoáng cho các đoạn chữ.

Điều này có nghĩa là bạn nên đặt một khoảng cách rộng rãi giữa các hàng, và giữa các chữ với nhau. Đừng cố gắng nhồi nhét quá nhiều chữ vào một không gian chật chội. Hãy nhớ rằng không gian trên banner chỉ có giới hạn, ngoài nội dung bằng chữ ra, bạn còn phản chèn cả hình ảnh, nút “kêu gọi hành động” và các chi tiết đồ họa khác.

Một ví dụ tuyệt vời về cách trình bày chữ trong một không gian rộng rãi :

neil-patel-banner-ad-lambanner

Banner phía trên hầu như không sử dụng bất cứ kỹ thuật thiết kế phức tạp nào, chỉ một đoạn tiêu đề đơn giản: “MAKE $$$ WHILE YOU ZZZ” và nút kêu gọi hành động.

Nhưng nếu mình là khách hàng, thật khó mà không click vào, bởi vì sao ? Vì thông điệp đơn giản và dễ nhìn, dễ hiểu, tác giả cũng dành rất nhiều khoảng trống giữa các dòng chữ để thông điệp trông “thoáng” và nổi bật hết mức có thể !

Một ví dụ khác:

neil-patel-banner-lambanner

Đừng cố gắng làm nổi bật thông điệp của bạn bằng cách đặt size chữ lớn, thay vì vậy hãy cố gắng khai thác khoảng trống giữa các dòng một cách hợp lý, thiết kế của bạn sẽ tinh tế hơn nhiều.

Kết luận

Bất cứ khi nào bạn muốn làm nổi bật các đoạn chữ trên banner, đừng quên 3 nguyên tắc sau:

  1. Sử dụng font chữ dễ đọc
  2. Đặt màu sắc tương phản với nền
  3. Khai thác khoảng trống hợp lý giữa các dòng

Ngoài ra, nếu bạn còn thủ thuật nào khác, chia sẻ cùng mình qua bình luận dưới nhé !

Đôi nét về MnT Design

MnT Design là nơi cung cấp dịch vụ thiết kế đồ họa chuyên nghiệp nhất. Tinh tế - bắt mắt - thẩm mỹ là phương châm của chúng tôi. Sản phẩm tại MnT Design luôn có độ hoàn thiện cao và mức giá cạnh tranh nhất trên thị trường.

(1) comment

Add Your Reply