Nếu vừa mới tốt nghiệp đại học thì đây chính là lúc thích hợp để bắt đầu suy nghĩ về những cơ hội nghề nghiệp tiềm năng mà bạn quan tâm.
Tuy nhiên thực tế đã chứng minh rằng, việc có được ngay một công việc ưng ý khi vừa mới ra trường là điều không hề dễ dàng.
Một số vị trí yêu cầu ứng viên có kinh nghiệm nhưng bạn lại chỉ đang bước những bước đầu tiên trong hành trình tích lũy kinh nghiệm đó.
Nghe có vẻ bất khả thi và cảm giác như bạn đang sắp bắt đầu một con đường toàn đá tảng mà bằng cấp và kiến thức trên ghế giảng đường không đủ để giúp bạn vượt qua.
Tuy nhiên, bạn hoàn toàn có thể chứng minh cho các nhà tuyển dụng thấy mình là một ứng viên tiềm năng không thể bỏ qua ngay cả khi chưa có kinh nghiệm làm việc thực tế.
Điều quan trọng là cách bạn thể hiện nó trong CV của mình như thế nào.
Luôn có những đặc điểm cụ thể mà nhà tuyển dụng thường tìm kiếm trong mọi CV, ngay cả với những sinh viên vừa mới tốt nghiệp.
Vì kinh nghiệm chuyên môn là điểm hạn chế của bạn, điều bạn cần làm là thể hiện thành tích học tập nổi bật, kinh nghiệm có liên quan trong ngành, phẩm chất lãnh đạo và các kỹ năng chuyển đổi cần thiết.
Dưới đây là một vài cách thiết kế CV ấn tượng cho hành trình tìm kiếm 1 công việc đầu tiên sau khi ra trường
TÓM LƯỢC BÀI VIẾT NÀY
Tập trung nghiên cứu kỹ lưỡng luôn là chìa khóa để đảm bảo tìm được một công việc phù hợp, cho dù đó là lần đầu tiên hay lần thứ…n của bạn.
Tuy nhiên, nếu đây là lần đầu tiên bạn tìm việc, thì những tìm hiểu mà bạn thực hiện sẽ tạo ra một nền tảng quan trọng cho hồ sơ của bạn trước khi bắt đầu viết CV.
Hãy bắt đầu mọi thứ bằng cách đọc các bài đăng công việc có liên quan đến cấp độ kinh nghiệm và ngành nghề mong muốn của bạn, ghi lại các từ khóa nhất định cũng như các kỹ năng và yêu cầu phổ biến trong số đó.
Bạn cũng có thể dành thời gian tham khảo ý kiến của những người có kinh nghiệm ví dụ như giảng viên đại học hoặc quản lý của bạn trong thời gian thực tập, để hiểu rõ về các kỹ năng và kiến thức nào họ sẽ ấn tượng khi thấy trong hồ sơ ứng viên.
Đừng để cho định dạng không phù hợp, hoặc cách bố trí nội dung không thuyết phục trở thành điểm trừ trong CV của bạn.
Mặc dù sự sáng tạo luôn được khuyến khích để tạo nên khác biệt so với các ứng viên khác, vẫn luôn có một số quy tắc bất thành văn mà bạn cần tuân theo để tạo ra một bản lý lịch hiệu quả.
Theo lời khuyên từ Katie Roberts, giám đốc của Katie Roberts Career Consulting, một bản sơ yếu lý lịch hoàn hảo đầu tiên nên bao gồm các mục như mục tiêu nghề nghiệp, danh sách các kỹ năng chính, bằng cấp và khóa học đạt được, kinh nghiệm làm việc (ví dụ như thực tập, công việc bán thời gian, v.v.), kinh nghiệm tình nguyện, thành viên của hội nhóm, giải thưởng có được, sở thích và người tham khảo.
Đây là phần tận dụng kết quả tìm hiểu kỹ lưỡng của bạn, thể hiện các kỹ năng và kiến thức giúp bạn ghi điểm trong mắt các nhà tuyển dụng, để họ thấy bạn có thể hoàn thành vai trò công việc một cách hiệu quả.
Robert đưa ra nhận định rằng “Thách thức lớn nhất mà những người mới tốt nghiệp phải đối mặt là vấn đề thiếu kinh nghiệm. Xu hướng cạnh tranh của thị trường việc làm đang ngày càng gia tăng trong nhiều ngành nên sinh viên tốt nghiệp phải cạnh tranh cả với những người có kinh nghiệm trong lĩnh vực đó.”
Bạn sẽ nghe nhiều người nói rằng việc không có kinh nghiệm chuyên môn cụ thể, không đồng nghĩa với việc bạn thiếu các kỹ năng cần thiết cho vai trò mà bạn đang ứng tuyển.
Trên thực tế, tất cả các kỹ năng cá nhân và chuyên môn mà bạn có đã dạy cho bạn một vài điều về cách làm việc cho một tổ chức, ngay cả khi tổ chức đó không giống như nơi bạn hiện đang ứng tuyển.
Đây được gọi là kỹ năng có thể chuyển đổi (transferable Skills).
Kỹ năng có thể chuyển đổi được định nghĩa là các kỹ năng cũng như khả năng liên quan và hữu ích trên các lĩnh vực khác nhau của cuộc sống: về phương diện xã hội, nghề nghiệp và học tập.
Thông thường, những kỹ năng này cũng có thể được gọi là kỹ năng mềm; là một loại kỹ năng liên quan đến tính cách cá nhân nhiều hơn là một thứ có thể dạy và học.
Lời khuyên từ Robert là hãy kể ra bất kỳ dự án nào có liên quan mà bạn đã từng tham gia trong thời gian học đại học.
Đó có thể là thời gian thực tập, kinh nghiệm với các hoạt động tình nguyện, thành viên của các hiệp hội hoặc câu lạc bộ hay các hoạt động ngoại khóa.
Điều này sẽ giúp thể hiện những phẩm chất đáng ghi nhận của bạn như sự chủ động, giàu năng lượng, khả năng lãnh đạo, sự nhiệt huyết, khả năng làm việc nhóm, giải quyết vấn đề và kỹ năng giao tiếp.
Hãy bắt đầu bằng tất cả những thành tựu trước đây bạn đạt được, từ việc thăng tiến công việc đến các cơ hội lãnh đạo ở trường.
Tiếp theo, hãy đánh giá các kỹ năng mà bạn học được từ mỗi thành tựu đó. Ví dụ, nếu bạn là hội trưởng Hội sinh viên, hãy cho mọi người thấy bạn có khả năng lãnh đạo.
Một số kỹ năng khác cũng sẽ hữu ích khi thể hiện khả năng của bạn như tiếp thị, làm việc nhóm, tư duy sáng tạo, hợp tác cũng như giao tiếp bằng lời nói và bằng văn bản.
Nếu thiếu kinh nghiệm chuyên môn, hãy xem xét làm cách nào để thể hiện thành tích học tập theo chiều hướng có lợi cho bạn nhất.
Đối với công việc đầu tiên, hãy phác thảo quá trình học tập của bạn cùng với thành tích đạt được cho đến nay, đặc biệt đối với những công việc liên kết với chương trình sau đại học.
Đây sẽ là một cách tuyệt vời để thể hiện đam mê và kiến thức đối với nghề nghiệp bạn mong muốn.
Bạn không cần phải kể chi tiết từ những năm học đầu tiên, thay vào đó đừng bao giờ bỏ sót những thông tin có giá trị bao gồm cả tên trường đại học bạn đã học và bằng cấp bạn đã hoàn thành, cũng như một số môn học chuyên ngành (nếu chúng có liên quan).
Điều này cho nhà tuyển dụng thấy được những kiến thức lý thuyết nền tảng mà bạn có và chỉ ra một số kỹ năng cứng cần thiết (hoặc kiến thức kỹ thuật) cần thiết cho vị trí này.
Bạn cũng sẽ đồng thời cho nhà tuyển dụng thấy rằng bạn có tính kỷ luật cần thiết để hoàn thành bài tập và vượt qua các kỳ thi.
Một điều quan trọng nữa là hãy thể hiện bất kỳ thành tựu đáng chú ý nào trong quá trình học tập của bạn.
Đó có thể là giải thưởng mà bạn đã nhận được trong cuộc thi học thuật nào đó, điểm cao trong một vài môn hay những lời khen có cánh từ giáo viên.
Những thành tích học tập này đóng vai trò quan trọng để giúp bạn ghi điểm trong mắt nhà tuyển dụng.
Mặc dù có thể bạn chưa ứng tuyển vào vị trí quản lý, nhưng các nhà tuyển dụng thường tìm kiếm những ứng viên có tiềm năng phát triển nghề nghiệp trong công ty và đây là lúc kinh nghiệm lãnh đạo trước đây có thể cho thấy tiềm năng của bạn.
Được thăng tiến trong công việc bán thời gian, là thành viên của ban chủ nhiệm hội sinh viên, hay thiết lập những cách làm việc mới trong quá trình thực tập đều cho thấy rằng bạn có tiềm năng phát triển và học hỏi trong môi trường công ty mới.
Ngôn từ mà bạn sử dụng trong sơ yếu lý lịch của mình thực sự là một điều đáng lưu tâm.
Tất nhiên, có những yêu cầu rõ ràng hơn như câu cú đúng ngữ pháp đúng chính tả (luôn luôn đọc lại vài lần trước khi bạn gửi cv đi!).
Bên cạnh đó cũng có một vài mẹo mà bạn có thể sử dụng để tạo ấn tượng ban đầu mạnh mẽ đối với nhà tuyển dụng:
Một mẹo dễ dàng để làm nổi bật thành tích của bạn là sử dụng các động từ hành động.
Động từ hành động thể hiện hành động thể chất hoặc trí não.
Đối với một cv, các từ như “vận hành”, “thực hiện”, “phối hợp” và “sản xuất” đem lại một bức tranh rõ ràng về các trải nghiệm trước đây của bạn.
Nhà tuyển dụng luôn có rất nhiều hồ sơ để đọc.
Việc sử dụng ngôn từ tương tự như trong mô tả công việc sẽ giúp nhà tuyển dụng dễ dàng tìm thấy mối liên quan trực tiếp giữa kinh nghiệm trước đây của bạn và công việc hiện tại bạn đang ứng tuyển.
Bất cứ khi nào có thể, hãy sử dụng số liệu để định lượng thành tích của bạn.
Ví dụ: bạn có thể nói rằng bạn đã tăng phạm vi ảnh hưởng trên mạng xã hội của tờ báo trong trường đại học của mình lên 15.000 người theo dõi trên Instagram hoặc bạn đã tiếp cận trung bình 60 khách hàng mỗi ngày trong công việc bán lẻ trước đây của bạn.
Nhiều nghiên cứu đã chỉ ra rằng các nhà tuyển dụng thường chỉ dành sáu giây để lướt qua sơ yếu lý lịch của bạn.
Vì thế, một cách để thu hút sự chú ý của họ là cv của bạn phải được thiết kế ấn tượng.
Bạn hoàn toàn có thể ứng dụng những nguyên tắc thiết kế cơ bản trong trường hợp này.
Ví dụ, hãy xem xét ảnh hưởng của không gian trắng đến khả năng đọc dễ dàng, và việc sử dụng đơn giản một màu sáng để thu hút sự chú ý.
Ngoài ra, bạn cũng nên xem xét :
Đọc thêm bài viết :
Download 16 mẫu CV cực đẹp, chuyên nghiệp và hoàn toàn miễn phí
Mặc dù không phải lúc nào cũng được yêu cầu rõ ràng, nhưng một lá thư giới thiệu bản thân cho vị trí ứng tuyển là một bước quan trọng trong quy trình nộp đơn.
Đó là cách tốt nhất để tập trung thể hiện các kỹ năng và thành tích có liên quan nhất và bạn tự hào nhất, đảm bảo chúng không bị chôn vùi ở một nơi nào khác trong cv của bạn.
Với một lá thư giới thiệu hoàn hảo, cần thể hiện một chút về việc bạn là ai và tại sao bạn lại quan tâm đến vị trí này ?
Hãy tóm tắt các kỹ năng liên quan của bạn và cách bạn lên kế hoạch thực hiện hiệu quả vai trò cũng như cách bạn phù hợp với nhiệm vụ của công ty.
Đừng nên sợ thể hiện cá tính của bạn ở đây. Trong khi sơ yếu lý lịch của bạn là một bản tóm tắt mang tính cấu trúc, thì thư giới thiệu này có thể mang tính trò chuyện và diễn cảm hơn một chút.