Giao tiếp trong lĩnh vực thiết kế là 1 vấn đề không dễ dàng, để hiểu ý và thiết kế đúng ý của khách hàng đòi hỏi nhiều kinh nghiệm và cả sự chuẩn bị
Trong lĩnh vực thiết kế logo, cả nhà thiết kế và khách hàng đều cần giao tiếp với nhau rất nhiều, đặc biệt đối với designer, các câu hỏi mà designer đặt ra cho khách hàng sẽ ảnh hưởng lớn đến chất lượng thiết kế
Trong bài viết này, chúng mình chia sẻ những câu hỏi cần chuẩn bị trước khi bắt đầu dự án thiết kế logo, theo kinh nghiệm thiết kế logo của chúng mình
Bạn có thể sử dụng chúng ngay khi bắt đầu một dự án thiết kế logo, hoặc trong cuộc họp đầu tiên với khách hàng, để đảm bảo việc thiết kế sẽ đi đúng hướng
TÓM LƯỢC BÀI VIẾT NÀY
Một số khách hàng không hiểu mối quan hệ giữa mục tiêu kinh doanh và logo, là thứ đại diện cho mục tiêu cốt lõi đó
Họ nghĩ rằng thiết kế logo chỉ cho có, hoặc chỉ “sao cho đẹp”, vì vậy họ sẽ không cung cấp nhiều thông tin hậu trường về công ty. Bạn cần phải hỏi khách hàng về vấn đề này để dự án thiết kế có thể đi đúng hướng !
Bạn có thể tìm hiểu chi tiết cụ thể về những gì mà logo đại diện, nhưng bạn cũng nên hiểu “bức tranh toàn cảnh” của công ty.
Biết về mục tiêu kinh doanh có thể giúp bạn tối ưu hóa thiết kế logo cho các nhu cầu cụ thể của công ty khách hàng
Một khi bạn biết quỹ đạo chung của công ty, bạn có thể đi sâu vào các chi tiết cụ thể của logo và vị trí của nó trong sơ đồ tổng thể của thương hiệu
Ví dụ: Một thương hiệu mới có thể muốn logo nâng cao nhận thức về thương hiệu và thu hút sự chú ý, trong khi một công ty lâu đời có thể muốn một logo mới để thay đổi nhận dạng thương hiệu và nhắm mục tiêu đến một thị trường mới.
1 logo tốt là 1 logo thu hút sự chú ý của đối tượng mục tiêu mà logo hướng tới
Bạn nên cố gắng làm cho đối tượng mục tiêu này càng cụ thể càng tốt
Có thể khách hàng của bạn sẽ đưa ra những câu trả lời chung chung như “những người trẻ tuổi” hoặc “doanh nghiệp nhỏ”, nhưng thông tin càng chi tiết, bạn càng thiết kế logo hiệu quả hơn.
Bất kỳ thông tin nào về tuổi tác, vị trí, thu nhập, giá trị…của đối tượng mục tiêu đều sẽ định hướng cho quyết định thiết kế của bạn.
Đây là một câu hỏi hữu ích vì hai lý do.
Đầu tiên, bạn sẽ biết thông tin chi tiết về loại hình công ty và các kênh quảng cáo chủ lực mà họ thực hiện
Cho dù họ tập trung vào marketing online hay tiếp thị truyền thống , bạn sẽ biết được nhiều điều về công ty và phong cách xây dựng thương hiệu của khách hàng
Thứ hai, kênh quảng cáo chủ lực sẽ là nơi mà logo xuất hiện thường xuyên nhất
Nếu họ chủ yếu sử dụng bảng quảng cáo hoặc áp phích, bạn có thể thêm các chi tiết phức tạp hơn vào thiết kế logo.
Nếu họ chủ yếu quảng cáo trên Facebook, bạn nên thiết kế một logo đơn giản, ít chi tiết hơn vì nó sẽ hiển thị tốt hơn trên các thiết bị kỹ thuật số
Hãy xem xét ví dụ dưới đây :
Nói cách khác, “Bản sắc thương hiệu của khách hàng là gì?”
Nếu bạn may mắn, khách hàng sẽ biết chính xác cách trả lời cho câu hỏi này
Tuy nhiên, một số công ty nhỏ bỏ qua việc xây dựng thương hiệu nói chung, vì vậy các thuật ngữ như “nhận diện thương hiệu” hoặc “tính cách thương hiệu” có thể là khái niệm xa lạ đối với họ.
Nếu vậy, bạn có thể hỏi những câu hỏi đơn giản hơn xoay quanh nhận diện thương hiệu mà họ muốn hướng tới ví dụ như “Vui vẻ hay trang trọng”, “Hiện đại hay truyền thống”…
Ngày nay, giá trị thương hiệu và tuyên bố sứ mệnh quan trọng hơn bao giờ hết.
Không phải mọi công ty đều có các giá trị được thiết lập vững chắc, nhưng nếu có, bạn phải biết về chúng trước khi tiến hành thiết kế logo, là biểu tượng quan trọng nhất của doanh nghiệp
Một thương hiệu đề cao môi trường có thể lấy biểu tượng là một chiếc lá nở rộ trong logo của họ; một thương hiệu gia đình có thể thích hình ảnh về các biểu tượng đoàn kết, ấm áp.
Mô hình kinh doanh càng gắn liền với các giá trị của họ, thì việc phản ánh điều đó trong thiết kế logo trở nên càng quan trọng.
Câu hỏi này mang tính đề phòng nhiều hơn, chỉ để đảm bảo bạn không vô tình thiết kế vào những khía cạnh mà khách hàng không thích
Một số công ty muốn tránh một số vấn đề nhất định để duy trì hình ảnh của họ, bạn không thể đoán chính xác những yếu tố này, vì vậy tốt hơn hết bạn nên hỏi trực tiếp khách hàng
Bạn có thể tìm hiểu rất nhiều về một công ty qua đối thủ chính của họ.
Tìm hiểu về logo của đối thủ cạnh tranh cũng giúp bạn hoàn thiện và khiến logo bạn thiết kế trở nên nổi bật hơn
Bạn có thể cho khách hàng xem logo đối thủ và hỏi họ thích (và không thích) những phần nào của logo đó
Vì sự cạnh tranh trong lĩnh vực, bạn cần cẩn thận về xu hướng của lĩnh vực đó.
Trừ khi khách hàng yêu cầu, bạn không nên sao chép logo của người khác.
Ví dụ như việc thiết kế logo cuốn sách ngành xuất bản có thể vô tình khiến bạn tạo ra thứ gì đó giống với đối thủ cạnh tranh, vì vậy bạn nên nghiên cứu trước vấn đề này.
Nếu khách hàng của bạn không biết họ muốn logo trông ra sao, câu hỏi này có thể gợi ý cho khách hàng
Bạn với khách hàng có thể cùng nhau xem xét một số logo có liên quan, và yêu cầu họ chia sẻ yếu tố nào họ thích và yếu tố nào họ không thích.
Thông thường, mọi người thường không biết họ muốn gì hoặc không muốn gì cho đến khi họ thấy tận mắt
Mọi thiết kế logo, cho dù được xây dựng từ đầu hay thiết kế cập nhật, đều là 1 phần của chiến lược xây dựng thương hiệu
Khách hàng có thể không hiểu tiềm năng này nhiều như các nhà thiết kế, vì vậy câu hỏi này giúp họ suy nghĩ về nó.
Nếu câu trả lời của khách hàng không cụ thể, thì việc đưa ra một số gợi ý hoặc trình bày một số giả thuyết có thể hữu ích.
Như chúng tôi đã đề cập ở trên, một số khách hàng không quan tâm nhiều đến chiến lược xây dựng thương hiệu, vì vậy bạn cần hướng dẫn họ
Câu hỏi này mang tính chất khởi đầu cuộc trò chuyện — tốt hơn là bạn nên dự đoán và xử lý sớm yêu cầu thiết kế hơn là gánh chịu hậu quả của việc thiết kế không đúng ý khách hàng
Bạn có thể không nhận được câu trả lời trung thực, nhưng câu trả lời của khách hàng ít nhất phải cung cấp một số thông tin chi tiết.
Ví dụ như bạn cần khách hàng đưa ra các lựa chọn thiết kế cụ thể như màu sắc hoặc hình ảnh, đến các khía cạnh kỹ thuật khác như định dạng hoặc độ phân giải. Nếu họ không hiểu rõ nhu cầu của họ, bạn cần sớm tư vấn cho khách hàng về các yếu tố này !