Cho dù bạn là người mới sử dụng WordPress hay một người đã nhiều năm kinh nghiệm làm việc với nền tảng này, khái niệm về tags (thẻ) và categories (chuyên mục) đôi khi vẫn có thể gây nhầm lẫn
Hôm nay, hãy cùng chúng mình tìm hiểu về sự khác biệt giữa Tags và Categories trong WordPress, hai yếu tố chính để xây dựng cấu trúc blog của bạn để người đọc có thể dễ dàng tìm thấy nội dung theo nhu cầu
TÓM LƯỢC BÀI VIẾT NÀY
Cả tags và categories đều giúp bạn tổ chức nội dung blog của mình một cách hiệu quả
Chúng giúp điều hướng trang web của bạn dễ dàng hơn nhiều và sẽ khuyến khích khách truy cập ở lại lâu hơn và đọc nhiều nội dung hơn, đặc biệt nếu trang web của bạn có nhiều bài viết !
Chuyêm mục giống như mục lục của một quyển sách hoặc các chương trong quyển sách đó
Categories là những chủ đề rộng lớn mà bạn muốn viết trên blog của mình !
Nói chung, nếu bạn định viết về một chủ đề bằng nhiều bài viết trên blog của mình, bạn nên nhóm các bài viết đó lại thành một chuyên mục lớn !
Ví dụ: Nếu bạn là 1 blogger ẩm thực, blog của bạn có thể bao gồm các chuyên mục bài viết như món khai vị, món chính, món tráng miệng, v.v.
Tương tự như vậy, nếu bạn là blogger thời trang, bạn có thể chia các chuyên mục thành tủ quần áo, phụ kiện, tóc, trang điểm, v.v.
Ngoài các chuyên mục lớn bạn cũng có thể thêm những chuyên mục nhỏ hơn vào chuyên mục lớn để tối ưu hóa cấu trúc của trang blog và khiến người đọc dễ theo dõi
Cách số 1 – Từ bảng điều khiển WordPress
Để thêm một chuyên mục từ bảng điều khiển WordPress, hãy đăng nhập vào trang admin của bạn và chọn tab Posts ở menu cột trái.
Từ menu thả xuống, bạn thấy ‘Categories‘, click vào nó
Tại đây bạn có thể thêm chuyên mục mới bằng cách chọn tên và slug.
Slug là tên của URL web, slug phải luôn là chữ thường và chỉ chứa dấu gạch ngang để phân tách các từ.
Sau khi thêm chuyên mục bằng cách bấm vào Add New Category, bạn sẽ thấy chuyên mục mới của mình xuất hiện trong danh sách bên phải.
Nếu chuyên mục mới là một chuyên mục con, bạn có thể chọn chuyên mục Parents (Chuyên mục cha) từ menu chuyên mục cha.
Về nguyên tắc, bạn nên tạo chuyên mục cha (hoặc chuyên mục chính) và sau đó là chuyên mục con (chuyên mục phụ) để chuyên mục cha hiển thị trong chuyên mục thả xuống và các chuyên mục phụ được đặt đúng vào thứ bậc của chúng.
Cách số 2 – Từ phần thêm/chỉnh sửa bài viết trong WordPress
Bạn cũng có thể thêm các chuyên mục mới thông qua trình chỉnh sửa bài viết của WordPress.
Bạn sẽ thấy danh sách các chuyên mục có sẵn ở bên phải trình chỉnh sửa bài viết của mình.
Nếu bạn muốn thêm một chuyên mục mới trong trình chỉnh sửa bài viết, bạn chỉ cần nhấp vào liên kết “Add a New Category”.
Bên dưới liên kết, bây giờ bạn có thể nhập tên của chuyên mục và chọn chuyên mục cha (nếu có) của chuyên mục đó
Chuyên mục (Categories) là khái niệm chung để tổng hợp các bài viết, thì thẻ (Tags) chính là khái niệm cụ thể hơn để đánh dấu bài viết
Nếu Categories đóng vai trò là mục lục, thì các Tags giống như chỉ mục hoặc từ khóa của trang web của bạn.
Trong ví dụ về blog ẩm thực ở trên, bạn có thể quyết định tạo nhiều tags cho các loại thịt cụ thể – thịt gà, thịt bò, thịt lợn, v.v.
Nếu người dùng tìm kiếm từ khóa “món ăn thịt gà” trên Google và điều hướng đến blog của bạn, với chuyên mục (categories) là món ăn chính và thẻ (tags) là thịt gà có thể giúp người đọc tìm đến bài viết chính xác đáp ứng nhu cầu tìm kiếm của họ !
Tags và Categories phối hợp cùng nhau để tạo ra một blog có tổ chức khoa học và giúp tối ưu SEO của trang web
Cách số 1 – Từ bảng điều khiển WordPress
Bạn sẽ tìm thấy phần Tags bằng cách truy cập trang tổng quan WordPress và điều hướng đến tab Posts ở thanh menu bên trái.
Từ menu thả xuống, hãy chọn nút Tags để truy cập và xem tất cả Tags cho blog của bạn.
Để thêm một Tags mới, hãy điền tên và slug giống như với phần chuyên mục.
Sau đó, nhấp vào nút “Add New Tag” màu xanh ở dưới cùng.
Thẻ mới thêm sẽ hiển thị trong danh sách bên phải.
Cách số 2 – Từ phần thêm/chỉnh sửa bài viết trong WordPress
Tương tự như chuyên mục, bạn có thể thêm thẻ trực tiếp từ trình chỉnh sửa bài viết.
Bạn sẽ tìm thấy tab Tags ở bên phải. Điền vào tên của Tags và nhấp vào phím Enter trên bàn phím, thẻ sẽ được tự động thêm vào bài viết đó
Đây là một câu hỏi rất hay. Thoạt nhìn, bạn sẽ nghĩ rằng càng nhiều chuyên mục và thẻ càng tốt cho người đọc vì họ có thể điều hướng đến một bài viết cụ thể theo nhiều cách khác nhau.
Điều này không phải lúc nào cũng đúng. Việc phân loại và gắn thẻ quá mức có thể dẫn đến nhầm lẫn và làm cho cấu trúc trang web trở nên phức tạp không cần thiết !
Hầu hết các chuyên gia về SEO (Tối ưu hóa công cụ tìm kiếm) khuyên rằng nên phân loại bài viết theo 2 chuyên mục trở xuống và chỉ gắn thẻ bài viết bằng những từ khóa liên quan nhất, và không quá 15 từ khóa