Phần 2 của bài viết : 16 bí mật giúp bạn thiết kế quảng cáo Facebook hiệu quả.
Bạn có thể đọc phần 1 của bài viết tại link này
…
TÓM LƯỢC BÀI VIẾT NÀY
- 9/ Luôn luôn đáng tin cậy
- 10/ Sử dụng tâm lý màu sắc để tạo lợi thế cho quảng cáo:
- 11/ Sử dụng hình ảnh cụ thể theo vị trí
- 12/ Tận dụng sức mạnh của từ “miễn phí” mà không cần cho không sản phẩm của bạn
- 13/ Sử dụng lời chứng thực từ khách hàng cũ
- 14/ Nhắm mục tiêu hiệu quả bằng cách kết hợp nhiều sở thích :
- 15/ Sử dụng hình ảnh có tính “nhân diện”
- 16/ Tạo cảm giác cấp bách trong quảng cáo
- Kết luận
9/ Luôn luôn đáng tin cậy
Niềm tin và sự tín nhiệm là vấn đề cơ bản trong quảng cáo, nếu không có chúng, bạn sẽ không bao giờ thuyết phục được khách hàng mua sản phẩm của bạn.
Nếu quảng cáo của bạn không đem đến sự tin cậy cho người dùng, lập tức quảng cáo của bạn biến thành spam mặc dù thiết kế quảng cáo có đẹp và chuyên nghiệp tới đâu chăng nữa.
Bí mật số 6 của phần 1 khuyên bạn nên thút hút cảm xúc người dùng bằng cách mô tả lợi ích sản phẩm/dịch vụ, nhưng điều này không có nghĩa là bạn thổi phồng những lợi ích đó một cách quá đáng, điều này sẽ gây phản tác dụng.
Một khoá học kỹ năng mềm ngắn hạn chắc chắn sẽ giúp ích rất nhiều cho công việc của bạn, nhưng bạn không nên quảng cáo khoá học đó bằng hình ảnh một anh chàng đẹp trai vi vu chiếc Mercedes hoặc lướt sóng với du thuyền riêng, vì chúng thật kệch cỡm, đúng không ?
Hãy xem xét ví dụ dưới đây :
Một khoá học kinh doanh khởi nghiệp nếu áp dụng tốt, có thể giúp bạn kiếm vài trăm đô hay thậm chí 1000$ mỗi tháng.
Nhưng 25 triệu $ như ví dụ bên phải sao ? Thật lố bịch, điều này khiến quảng cáo bên phải trông giống spam hoặc lừa đảo.
10/ Sử dụng tâm lý màu sắc để tạo lợi thế cho quảng cáo:
Nếu bạn không khai thác sức mạnh tâm lý mà các màu sắc khác nhau có thể mang lại, nhiều khả năng bạn đã bỏ lỡ lợi thế mà nhiều quảng cáo hàng đầu trên Facebook hiện nay sử dụng.
90% các ấn tượng đầu tiên mà khác hàng nhìn thấy bắt nguồn từ màu sắc.
Dưới đây là một số kết luận khoa học chủ yếu về cách con người cảm nhận về màu sắc mà bạn cần lưu ý :
- Những người lớn tuổi thích màu xanh da trời, tím và xanh lá cây, trong khi những người trẻ tuổi thích màu vàng, đỏ hay cam. Khi chúng ta già đi, chúng ta thường thấy dễ chịu với những màu tối và mát của bước sóng ngắn hơn các màu có bước sóng dài, tạo sự kích thích.
- Đa số mọi người không thích màu cam ! Theo nghiên cứu của Joe Hallock (Một nhà thiết kế nổi tiếng nghiên cứu về màu sắc ). Tím, vàng và nâu là những cái tên tiếp theo trong danh sách các màu mà số đông không thích.
- Sự tương đồng là quan trọng. Màu sắc và sản phẩm/dịch vụ của bạn nên phù hợp với nhau
Khi lên kế hoạch thiết kế quảng cáo Facebook và lựa chọn màu sắc, hãy nghĩ về thị trường mà bạn nhắm tới : Khách hàng thích cái gì, họ mong đợi điều gì ?
Hình ảnh dưới đây thể hiện một số thương hiệu nổi tiếng với khác nhau :
Các loại tâm lý màu sắc đã thể hiện rất rõ trong từng logo thương hiệu lớn :
Apple màu trắng bạc đại diện cho tính trung lập, tinh tế và thẩm mỹ. Facebook màu xanh, màu của niềm tin và sự tin cậy, Yahoo đại diện cho sự khôn ngoan…Đó là những gì mà các thương hiệu trên muốn người dùng nghĩ đến họ.
Đừng quá cứng nhắc. Ví dụ như “Sản phẩm của tôi rất thú vị – vì vậy tôi sẽ xài màu đó cho các quảng cáo trên Facebook”
Hãy kiểm tra xem đối thủ cạnh tranh của bạn đang làm thế nào ? Nó có hiệu quả hay không ? Sử dụng màu sắc tinh tế và hợp lý có thể gây hiệu quả đến bất ngờ ? Vì vậy, hãy dành thời gian suy nghĩ và đưa ra quyết định !
11/ Sử dụng hình ảnh cụ thể theo vị trí
Một trong những tính năng tuyệt vời của nền tảng quảng cáo Facebook là dễ dàng thiết lập các chiến dịch nhắm mục tiêu đến nhiều vùng địa lý khác nhau.
Bạn có thể tận dụng tối đa sức mạnh này của Facebook để thay thiết kế quảng cáo phù hợp với khu vực vị trí địa lý bạn đang nhắm mục tiêu.
Kisi là một doanh nghiệp cung cấp các thiết bị kiểm soát cửa hiện đại. Nếu bạn ở New York, bạn sẽ thấy quảng cáo của Kisi đặc thù New york trên bảng tin của bạn :
Tương tự như vậy, nếu bạn ở quận Gò Vấp, TPHCM, một quảng cáo với có từ khoá “Gò Vấp” sẽ thu hút bạn tốt hơn nhiều so với những quảng cáo chung chung khác.
Các nhà quảng cáo hiện nay thường xuyên bỏ lỡ yếu tố này khi họ thiết kế quảng cáo trên Facebook.
Nếu bạn kinh doanh sản phẩm/dịch vụ ở một khu vực cụ thể nào đó, có thể áp dụng mẹo này để xậy dựng thông điệp cá nhân hoá hơn, nhắm mục tiêu cụ thể hơn, hiệu quả hơn cho quảng cáo của bạn.
12/ Tận dụng sức mạnh của từ “miễn phí” mà không cần cho không sản phẩm của bạn
Khách hàng luôn bị thu hút bởi cái gì đó “miễn phí”.
Từ “miễn phí” thực sự là một từ khoá kích hoạt sự chú ý của khách hàng như : Miễn phí bia, miễn phí sản phẩm dùng thử, miễn phí dịch vụ…Mọi người đều yêu thích từ “miễn phí”
Khi được áp dụng trong quảng cáo, “miễn phí” là một kỹ thuật cực kỳ hiệu quả. Nó chắc chắn sẽ giúp bạn nổi bật hơn phần lớn các quảng cáo khác trên bảng tin của người dùng, vốn đầy rẫy các công ty yêu cầu mọi người trả tiền cho sản phẩm/dịch vụ của họ.
Tuy nhiên, tận dụng yếu tố “miễn phí” không có nghĩa là bạn phải cung cấp miễn phí sản phẩm/dịch vụ của mình.
Ví dụ : Bạn có thể khuyến mãi cho khách hàng thứ gì đó miễn phí khi họ tiêu thụ sản phẩm/dịch vụ của bạn :
Bạn cũng có thể tặng khách hàng một ebook miễn phí để có được thông tin người dùng, như địa chỉ email, số điện thoại.
Tin mình đi, trong thời đại hiện nay, thông tin khách hàng nhiều khi còn quan trọng hơn cả doanh số bán hàng đấy
13/ Sử dụng lời chứng thực từ khách hàng cũ
Tất cả chúng ta đều mong muốn trở thành 1 phần của cộng đồng.
Khi bạn nhìn thấy bạn bè like hình một con mèo trên Facebook, bạn tư dưng thấy đồng cảm và thôi thúc bản thân bấm vào nút like.
Tương tự như vậy, khi nhìn thấy lời chứng thực của khách hàng, một phần trong bạn cũng sẽ thôi thúc ý muốn sử dụng sản phẩm/dịch vụ của doanh nghiệp đó.
Sử dụng lời chứng thực từ những khách hàng cũ giúp quảng cáo Facebook của bạn trở nên thu hút và đáng tin cậy hơn.
Khách hàng mới dễ dàng đồng cảm với những lời chứng thực này so với cách quảng cáo thông thường về tính năng, công dụng của sản phẩm.
14/ Nhắm mục tiêu hiệu quả bằng cách kết hợp nhiều sở thích :
Nhắm mục tiêu người dùng bằng cách kết hợp nhiều sở thích là kỹ thuật mạnh mẽ nhất hiện nay khiến mọi người ngừng lăn chuột và đọc quảng cáo của bạn.
Đây là cách :
- Chọn 2 sở thích rộng – không cần phải liên quan mật thiết đến nhau – trong phần quản lý chiến dịch quảng cáo Facebook.
- Chọn hiển thị quảng cáo tới nhóm khách hàng có 2 sở thích này
- Thiết kế quảng cáo của bạn phù hợp với nhóm khách hàng trên.
Ví dụ Toyota nhắm đối tượng khách hàng có sở thích xe hơi và thích các hoạt động dã ngoại :
Nhắm mục tiêu nhiều sở thích rất mạnh mẽ vì cùng lý do giống như quảng cáo theo vị trí ở mục 11.
Khi bạn hiển thị cho người dùng 1 quảng cáo mà họ cảm thấy như chỉ thiết kế dành riêng cho họ, nhiều khả năng họ sẽ ngừng lăn chuột, tương tác hay chia sẻ vì họ nghĩ quảng cáo này có sự kết nối cá nhân với bản thân.
Vì thế hiệu quả, nếu bạn làm tốt, sẽ cực kỳ cao !
15/ Sử dụng hình ảnh có tính “nhân diện”
Theo một nghiên cứu năm 2005 tại Caltech, một nhóm các tế bào não của con người trở nên kích thích khi thấy hình ảnh một gương mặt người.
Thậm chí có một hiệu ứng tâm lý khá nổi tiếng được gọi là Pareidolia khiến người ta tưởng tượng ra khuôn mặt trong các vật dụng hằng ngày như bếp núc, máy tính, nhà vệ sinh…
Điều cần lưu ý ở đây là mọi người phản ứng tốt với những hình ảnh chứa gương mặt, đó là một phản ứng sâu thẳm trong não chúng ta, một vết tích tâm lý từ thời nguyên thuỷ.
Hãy tận dụng phản ứng tâm lý này vào quảng cáo Facebook.
16/ Tạo cảm giác cấp bách trong quảng cáo
Không có điều gì khó chịu bằng việc đánh mất cơ hội chỉ vì chúng ta tới muộn một chút.
Khi chúng ta thấy 1 cơ hội chỉ tồn tại trong thời gian ngắn, chúng ta sẽ cảm giác thôi thúc hơn khi nắm lấy nó.
Khách hàng ngày nay thường cảm thấy họ có thể có bất kỳ thứ gì họ muốn vào bất kỳ lúc nào. Các trang web thương mại điện tử, dịch vụ phát triển rầm rộ và thậm chí có dịch vụ giao hàng ngay trong vòng vài tiếng.
Tạo ra một quảng cáo mang tính khan hiếm và khẩn cấp nghĩa là thu hút sự chú ý của người dùng bằng một khuyến mãi cực tốt, độc quyền mà họ không thể tìm thấy ở bất kì nơi nào khác.
Ví dụ như quảng cáo dưới đây :
Có khá nhiều cụm từ kêu gọi hành động khác nhau mà các nhà quảng cáo Facebook giàu kinh nghiệm sử dụng để tạo ra sự cấp bách cho khách hàng.
Bạn có thể thử những cụm từ sau :
- Thời gian có hạn!
- Chỉ trong…!
- Chỉ hôm nay !
- Nhanh tay !
- Hành động ngay !
- Cơ hội cuối cùng !
- …
Kết luận
Theo mình, 16 mẹo này là những cách hiệu quả nhất để thiết kế 1 quảng cáo Facebook hấp dẫn người dùng trong môi trường mạng xã hội đang ngày càng cạnh tranh hiện nay.
Bạn đã từng thử mẹo nào trong các mẹo mình chia sẻ phía trên chưa ? Nó có mang lại hiệu quả không ?
Về phía bạn, bạn có những thủ thuật nào khác để làm quảng cáo FB hiệu quả, chia sẻ cùng mình qua bình luận phía dưới nhé !