Tất cả các website trên internet đều muốn thu hút sự chú ý của người dùng, tỷ lệ thoát chính là thông số thể hiện việc đó
Tỷ lệ thoát – Bounce Rate, cho phép bạn hiểu liệu khách truy cập muốn tương tác với trang web của bạn hay rời đi chỉ sau vài giây truy cập
Phát triển website là một công việc đòi hỏi nhiều thời gian, công sức, trong quá trình đó, bạn cần đánh giá xem trang web của bạn đang hoạt động tốt như thế nào và liệu khách truy cập có ấn tượng với website hay không ?
Tỷ lệ thoát là một thông số giúp bạn đánh giá được việc đó
TÓM LƯỢC BÀI VIẾT NÀY
Bounce Rate là một thông số do Google cung cấp
Google định nghĩa tỷ lệ thoát là “Tỷ lệ phần trăm của tất cả các phiên trên trang web mà người dùng chỉ xem một trang duy nhất”.
Nói cách khác, nếu người dùng truy cập trang web của bạn, nhưng thoát ra mà không nhấp vào bất kỳ nút nào trên web, hoặc xem bất kỳ trang nào khác với trang họ truy cập đầu tiên, thì được tính là một lượt thoát
Tất cả những lượt truy cập đó chia cho tổng số lượt truy cập vào trang web của bạn, sẽ ra tỷ lệ thoát mà chúng ta cần tìm hiểu trong bài viết này !
Do đó, Bounce Rate cao cho thấy nhiều người dùng truy cập website mà không tương tác nhiều trên web, đây là một phép đo tốt để đánh giá phần nào chất lượng trang web của bạn.
Người dùng có thể ít tương tác vì nhiều lý do như thiết kế không tốt, trải nghiệm người dùng kém, hay nội dung không đủ thu hút,…
Nếu Bounce Rate cao cộng với thời gian người dùng ở lại trên website ngắn, thì bạn nên xem lại chiến lược phát triển website của mình !
Tỷ lệ thoát cũng có thể cho bạn biết nhiều điều về việc nhắm mục tiêu và quảng cáo.
Khách truy cập có thể nhanh chóng rời khỏi trang web của bạn nếu họ nghĩ rằng sản phẩm/dịch vụ của bạn không đáp ứng được nhu cầu của họ
Sai lầm có thể xảy ra nếu bạn trình bày sai sản phẩm/dịch vụ, nhắm mục tiêu đến đối tượng không chính xác hoặc không hiểu cách thực hiện nghiên cứu từ khóa.
Nhiều công cụ phân tích có thể cung cấp cho bạn biết Bounce Rate, phổ biến nhất là Google Analytics
Để tích hợp Google Analytics vào website bạn hãy xem hướng dẫn tại đây
Sau khi tích hợp thành công Google Analytics vào website bạn hãy truy cập trang báo cáo
Ở cột bên trái, bạn bấm vào ‘Behavior’ và sau đó bấm vào ‘Overview’ để xem nhanh tỷ lệ thoát của bạn.
Nếu bạn muốn xem tỷ lệ thoát cho các trang cụ thể hơn, bạn có thể xem phần ‘Site Content’, cũng trong tab ‘Behavior’.
Tỷ lệ thoát là một trong những chỉ số quan trọng để đánh giá sự phát triển của trang web
Nếu tỷ lệ khách truy cập thoát mà không tương tác với website, thì trang web của bạn sẽ ít được chú ý hơn và ảnh hưởng tới doanh thu bán hàng online (nếu đó là trang web bán hàng)
Vì Bounce Rate cao nghĩa là tỷ lệ cao khách truy cập không nhấp vào bất kỳ nút nào khác sau khi truy cập trang web, nên nó thể hiện việc bán hàng không hiệu quả vì khách hàng không hoàn thành giao dịch
Giả sử bạn bán áo quần áo online trên trang web. Nếu người dùng truy cập trang web của bạn, nhưng sau đó không nhấp để xem thêm sản phẩm hoặc bấm vào nút mua hàng mà thoát ra, đó là dấu hiệu cho thấy website bán hàng không hiệu quả
Do đó, điều quan trọng là bạn cần lưu ý Bounce Rate cùng với tỷ lệ chuyển đổi, để xem liệu trang web của bạn có hoạt động hiệu quả hay không, đặc biệt trong lĩnh vực thương mại điện tử
Nếu cả hai đều thấp, bạn cần tìm hiểu xem lý do tại sao và hành động để làm cho trang web dễ điều hướng hơn, thân thiện với người dùng và tải nhanh hơn, nói cách khác là làm cho trải nghiệm người dùng (UX) tối ưu hơn
Một khía cạnh quan trọng khác của tỷ lệ thoát là tác động của nó đối với SEO trang web.
Nếu bạn chưa biết SEO là gì, thì về cơ bản SEO là quá trình tối ưu hóa trang web của bạn để tăng cơ hội hiển thị trên tìm kiếm của Google.
Bounce Rate cao là một trong những yếu tố khiến Google đánh giá trang web của bạn không phù hợp với người tìm kiếm, nếu thời gian người gian người dùng ở lại trên website cũng thấp, thì có thể ảnh hưởng xấu đến SEO
SEO không tốt khiến cho Google hạ xếp hạng tìm kiếm, khiến lưu lượng truy cập đến trang web của bạn ít hơn
Vậy tỷ lệ thoát của website bao nhiêu là nằm trong phạm vi phù hợp ?
Thật không may là không có câu trả lời chính xác trong mọi lĩnh vực
Tùy thuộc vào ngành nghề của bạn và loại website, tỷ lệ thoát sẽ tối ưu khác nhau
Ví dụ: Một trang web bán sản phẩm hoặc dịch vụ sẽ có tỷ lệ thoát tối ưu khác với website dạng blog.
Vì mục tiêu của hai loại trang web là khác nhau, kỳ vọng về số lượng người nhấp điều hướng trên website cũng sẽ khác nhau.
Đối với blog, tỷ lệ thoát tối ưu sẽ cao hơn vì người dùng chỉ muốn đọc kỹ nội dung bài viết và thoát ra, còn với website bán hàng online, bạn cần người dùng tương tác nhiều hơn và mua hàng
Một yếu tố quan trọng khác cần xem xét là thiết bị được sử dụng để truy cập trang web của bạn.
Tùy thuộc vào dịch vụ mà trang web cung cấp, có thể người dùng truy cập trang web của bạn từ điện thoại di động và tương tác nhiều hơn
Do đó, bạn có thể thấy sự khác biệt lớn về tỷ lệ thoát giữa điện thoại và máy tính.
Theo dữ liệu từ Custom Media Labs, tỷ lệ thoát trung bình tối ưu các lĩnh vực là khoảng 42% khi người dùng duyệt web trên máy tính
Họ cũng nhận thấy rằng tỷ lệ thoát trung bình đối với thiết bị di độn cao hơn khoảng 16% là bình thường.
Nhìn chung nếu website của bạn có tỷ lệ thoát khoảng trên dưới 50% thì bạn có thể yên tâm với chiến lược phát triển trang web của mình
Tuy nhiên, điều quan trọng là cần cố gắng cải thiện tỷ lệ thoát càng thấp càng tốt vì nó giúp doanh nghiệp của bạn phát triển bền vững
Một yếu tố giúp bạn thực sự hiểu tỷ lệ thoát, đó là xác định nguyên nhân khiến tỷ lệ này thay đổi và do đó bạn có thể cải thiện tỷ lệ thoát như thế nào.
Điều dễ dàng nhất để kiểm tra là tốc độ tải trang.
Bạn có thể sử dụng công cụ kiểm tra tốc độ trang của Google để xem thời gian tải trang web đã tối ưu hay chưa.
Một trang web mất quá nhiều thời gian để tải, có thể khiến người dùng quay lưng và thoát ra ngay vì người dùng hiện nay rất thiếu kiên nhẫn khi duyệt web
Bạn có thể tối ưu thời gian tải trang theo nhiều phương pháp, ví dụ tối ưu dung lượng ảnh và video, sử dụng các plugin nén tài nguyên, cache nếu website của bạn sử dụng nền tảng WordPress
Những thay đổi đơn giản có thể có tác động rất lớn đến trải nghiệm người dùng, từ đó ảnh hưởng tích cực đến Bounce Rate !
Bạn cũng nên kiểm tra khả năng điều hướng của trang web và trải nghiệm người dùng.
Điều hướng trang web tốt và trải nghiệm người dùng tốt giúp khách truy cập dễ dàng hiểu cách sử dụng trang web và dễ tương tác với website hơn.
Thiết kế kém nghĩa là khách truy cập không thể tìm thấy nút mà họ đang tìm kiếm hoặc không thể tìm kiếm đúng sản phẩm/dịch vụ đáp ứng được nhu cầu của họ
Những sai lầm về thiết kế có thể được sửa chữa bằng cách thay đổi văn bản hoặc vị trí nút bấm.
Bạn cần chú ý đến các chi tiết nhỏ như màu sắc của nút trên trang web, kích thước font chữ hay tính thẩm mỹ của hình ảnh cũng rất quan trọng !
Một yếu tố quan trọng khác trong việc cải thiện tỷ lệ thoát là đảm bảo rằng bạn đang truyền tải thông điệp của mình chính xác trên tất cả các nền tảng quảng cáo.
Ví dụ như bạn bán một sản phẩm hỗ trợ bản dùng thử miễn phí.
Tuy nhiên, khi người dùng tiếp cận sản phẩm của bạn và hiểu rõ chi phí thực sự đi kèm với sản phẩm đó, họ lại quay lưng.
Sự thiếu nhất quán giữa quảng cáo và thực tế dẫn đến Bounce Rate cao.
Để giảm tỷ lệ thoát, điều quan trọng là cần nói rõ sản phẩm của bạn và minh bạch tất cả chi phí cho khách hàng !