Đồ họa vector và raster trong thiết kế logo : Sự khác biệt cơ bản ?

Thiết kế logo

Th6 12
Vector và raster : Sự khác biệt khi thiết kế logo

Logo doanh nghiệp không chỉ là biểu tượng, hình dạng hoặc đặc tính đại diện cho thương hiệu.

Logo không chỉ là một dấu hiệu nhận dạng.

Một logo thành công tạo ấn tượng mạnh mẽ và một bản sắc để phân biệt thương hiệu của bạn với các đối thủ cạnh tranh.

Theo thống kê logo được công bố trên  Finance Online , 65% doanh nghiệp nhỏ cho rằng họ sẽ sẵn sàng chi trả tới 500 đô la cho một logo tốt sử dụng mãi về sau.

20% nói rằng họ sẽ sẵn sàng trả 100 đô la, và 15% sẵn sàng trả hơn 500$.

Với thống kê như vậy, có lẽ không cần phải nhấn mạnh tầm quan trọng của việc thiết kế logo đối với những doanh nghiệp/thương hiệu mới thành lập.

Với vai trò là một designer, việc thiết kế logo luôn phải được hoàn thiện một cách tổng quát

Logo doanh nghiệp sẽ được sử dụng trong nhiều tình huống khác nhau như ở kích thước trên bảng quảng cáo hoặc kích thước nhỏ hơn trên bao bì sản phẩm.

Logo có thể là màu đen và trắng trên nhãn mã vạch, hoặc có thể đa màu sắc trên bìa tạp chí.

Vấn đề là bất kể tình huống nào có thể được sử dụng, một nhà thiết kế giỏi sẽ tạo ra nhiều phiên bản logo để phù hợp với từng trường hợp.

Vì vậy, sau khi hoàn thành dự án, việc xuất ra 1 file logo chuẩn không phải là bước cuối cùng.

Bạn sẽ cần xuất ra 1 số file tiêu chuẩn phục vụ cho một mục đích cụ thể. Do đó, điều cần thiết là phải hiểu định dạng tệp bạn đang sử dụng và mục đích của nó.

Bài viết này sẽ chia sẻ 2 loại tệp chính trong thiết kế logo : Vector và raster.

Vector là gì ?

Đồ họa vector hay đơn giản chỉ cần gọi vectơ là một loại ảnh đồ họa máy tính được xác định theo các điểm ảnh 2D.

Các điểm ảnh này được kết nối bởi các đường thẳng và đường cong để tạo thành nhiều hình dạng khác nhau.

Mỗi điểm ảnh như vậy được định vị 2D theo tục x và trục y.

Điều này giúp xác định các đường nối có các thuộc tính khác nhau như màu sắc, hình dạng, độ dày, độ cong và cách tô màu

Bởi vì chúng được xây dựng từ các điểm định vị được tính toán về mặt toán học, một tệp vectơ có thể được thu nhỏ hay phóng to theo bất kỳ kích thước nào mà không làm giảm chất lượng hình ảnh.

Vector và raster : Sự khác biệt khi thiết kế logo

Vector và raster : Sự khác biệt khi thiết kế logo

Định dạng file Vector :

Định dạng file vector là loại tệp mà khách hàng của bạn sẽ yêu cầu khi cần in ấn một cách chuyên nghiệp dưới dạng tờ rơi, giá đỡ, áp phích, nhãn dán, catalogue sản phẩm, v.v.

Ngày nay, vectơ có thể được tìm thấy phổ biến ở nhiều định dạng tệp như SVG, EPS, PDF và AI.

AI – Adobe Illustrator

Loại tệp AI là loại tệp độc quyền do Adobe Systems phát triển. Tệp AI có thể được toàn quyền chỉnh sửa bằng phần mềm Adobe Illustrator !

PDF – Portable Document Format

Là 1 trong 2 biến thể được xuất bởi Adobe Illustrator, PDF đang nhanh chóng trở thành một định dạng phổ biến.

Nhiều nhà thiết kế sử dụng định dạng này vì nó có thể được xem dễ dàng thông qua bất kỳ máy tính, điện thoại thông minh hoặc máy tính bảng nào hỗ trợ khả năng duyệt file PDF (Hầu hết các thiết bị thông minh hiện nay đều hỗ trợ định dạng này)

Khả năng chỉnh sửa của file cũng được giữ nguyên khi lưu dưới định dạng PDF. Do đó, tập tin PDF có thể được mở và chỉnh sửa dễ dàng.

EPS – Encapsulated PostScript

EPS là định dạng tệp vector phổ biến nhất và được sử dụng rộng rãi.

Lý do đằng sau việc này là rất nhiều phần mềm thiết kế chuyên dụng có thể đọc file EPS.

Từ các phiên bản cũ hơn của Adobe Illustrator đến các phần mềm thiết kế phổ biến khác như Corel Draw, tất cả đều hỗ trợ các định dạng tệp vectơ EPS.

Các nhà thiết kế đồ họa cũng thường được khách hàng yêu cầu thiết kế ở định dạng EPS để dễ dàng in ấn.

SVG – Scalable Vector Graphics

Ưu điểm của SVG là có thể được sử dụng trực tuyến trên môi trường internet một cách dễ dàng.

Với công nghệ ngày càng phát triển và độ phân giải màn hình thiết bị càng trở nên sắc nét, SVG đang trở nên 1 xu hướng mới trên môi trường internet khi duyệt nội dung hình ảnh

Tệp SVG sẽ đảm bảo rằng chất lượng của logo không bị ảnh hưởng cho dù nó được xem trên thiết bị với độ phân giải nào.

Định dạng tệp SVG là định dạng duy nhất trong số các định dạng vector không dành cho việc in ấn.

Vector và raster : Sự khác biệt khi thiết kế logo

Vector và raster : Sự khác biệt khi thiết kế logo

Màu sắc Vector :

Theo số liệu thống kê gần đây được công bố về màu sắc logo, nếu bạn cho màu sắc vào logo, sẽ có 80% gia tăng về khả năng nhận diện thương hiệu.

Trong đó 90% thương hiệu nổi tiếng nhất chỉ sử dụng một hoặc hai màu trong logo của họ, 33% trong số đó chỉ sử dụng màu xanh lam.

Với những số liệu sâu sắc như vậy cho thấy tầm quan trọng của màu sắc đối với logo , có thể nói rằng dù bạn thiết kế logo ở định dạng nào, màu sắc lá 1 trong những yếu tố cốt yếu

Các hệ màu được sử dụng phổ biến khi thiết kế logo dạng vector là CMYK, Pantone, Đen và Trắng.

CMYK :

CMYK là viết tắt của bốn màu chính được sử dụng trong in ấn: Cyan, Magenta, Yellow và Black.

Những màu này được nhóm lại với nhau vì chúng có thể tạo thành những bản in đầy màu sắc.

Đây là hệ màu tiêu chuẩn mà khách hàng của bạn thường sẽ yêu cầu khi logo được thiết kế hoàn thiện cho việc in ấn.

Tuy nhiên, một nhược điểm liên quan đến CMYK là từ mỗi bản in sẽ có sự khác biệt nhỏ về màu sắc.

Vì có bốn loại mực màu khác nhau được kết hợp làm một để xây dựng 1 bảng màu đầy đủ, in nhiều lần sẽ khiến chúng bị tách màu.

Pantone :

Một loại mực đặc biệt được sử dụng trong các trường hợp cụ thể, Pantone là một hệ màu in ấn khá phổ biến.

Công dụng chủ yếu của Pantone là một loại mực chuyên dụng thay thế cho CMYK để chống lại vấn đề tách màu. Vì Pantone sử dụng một loại mực duy nhất cho quy trình in, màu sắc sẽ cực kỳ chính xác cho dù bạn chọn cách in thiết kế của mình như thế nào.

Trắng đen :

Theo thống kê màu sắc gần đây về đồ họa và logo, 85% thương hiệu hàng đầu sử dụng tông màu đơn cho logo của họ.

Grayscale (màu xám-đen) chiếm 23% màu sắc phổ biến được sử dụng bởi các thương hiệu (ngoài màu đỏ và màu xanh)

Một logo màu đen rất tuyệt vời để dập nổi, cắt laser và biển báo cho các tài liệu nền trắng sáng.

Ngược lại là màu trắng, phiên bản logo trắng sẽ nổi bật trên các nền tối màu.

Raster là gì ?

Ảnh raster, hay còn gọi là hình ảnh bitmap, phổ biến hơn và thực chất khác với dạng vectơ.

Ảnh raster bản thất là cấu trúc dữ liệu ma trận điểm này được thể hiện một lưới các pixel hình chữ nhật có thể được xem qua màn hình, giấy hoặc bất kỳ phương tiện hiển thị nào khác.

Vì chúng chủ yếu là 1 tập hợp pixel, bạn có thể tăng kích thước hình ảnh logo của mình. Tuy nhiên, khi mở rộng kích thước, chúng nhanh chóng trở nên mờ và giảm chất lượng điểm ảnh, đó là lý do tại sao Vector là định dạng logo chuẩn.

Vector và raster : Sự khác biệt khi thiết kế logo

Vector và raster : Sự khác biệt khi thiết kế logo

Định dạng file Raster :

Ảnh raster chủ yếu được sử dụng khi xem trên máy tính. Vì vậy định dạng ảnh raster chủ yếu là jpg, png hoặc gif.

JPG – JPEG :

Theo Wikipedia, JPEG là tiêu chuẩn hình ảnh được sử dụng rộng rãi nhất trên thế giới.

Ngoài ra, đây là định dạng hình ảnh kỹ thuật số được sử dụng phổ biến nhất với… một tỷ hình ảnh JPEG đã được tạo ra kể từ khi jpg được ra mắt lần đầu tiên vào năm 2015.

Là một trong những định dạng hình ảnh phổ biến nhất, JPEG chủ yếu được sử dụng trên môi trường máy tính.

Định dạng JPG-JPEG cho phép những hình ảnh kỹ thuật số này được nén rất tốt mà không ảnh hưởng quá nhiều đến chất lượng hình ảnh.

Vì vậy JPEG cung cấp khả năng giảm kích thước tệp giúp cho máy tính không mất nhiều thời gian tải hình ảnh, đặc biệt trên môi trường internet.

Hình ảnh JPEG cũng cho phép nhiều mức độ nén mà người dùng dễ dàng điều chỉnh theo nhu cầu của họ để tiện trong việc lưu trữ và kết nối mạng.

PNG :

Một định dạng tệp raster tiêu chuẩn !

Hình ảnh PNG thường được sử dụng khi bạn muốn áp dụng kỹ thuật tách nền, vì PNG sẽ hỗ trợ nền trong suốt.

Định dạng tệp PNG đã trở nên cực kỳ phổ biến đối với các nhà thiết kế logo vì nó cho phép hình ảnh màu trên nền trong suốt, cho phép bạn ghép logo bất kỳ nền nào bạn thích

GIF :

Đây cũng là một hình ảnh với định dạng bitmap như JPEG, nhưng GIF chủ yếu được biết đến là định dạng hỗ trợ hiệu ứng chuyển động.

GIF rất phổ biến, vì chúng có thể hỗ trợ cả hình ảnh tĩnh và chuyển động.

Tuy nhiên, đây không phải là loại định dạng cho thiết kế logo vì PNG đã được phát triển đặc biệt để phù hợp với nhu cầu của các nhà sản xuất logo.

Hơn nữa, rất hiếm logo doanh nghiệp có hiệu ứng chuyển động. Logo động chỉ được sử dụng cho 1 số dự án đặc thù mà thôi.

Vector và raster : Sự khác biệt khi thiết kế logo

Vector và raster : Sự khác biệt khi thiết kế logo

Độ phân giải cho ảnh raster :

Không giống như vector, chất lượng hình ảnh raster phụ thuộc vào độ phân giải.

Điều này có nghĩa là chúng không thể được phóng to ra mọi kích thước mà không ảnh hưởng đến chất lượng hình ảnh.

Vì đặc tính này là trái ngược với ảnh vector, nên ảnh raster thường được sử dụng cho các nhu cầu thực tế như chụp ảnh…

Đồ họa raster cho phép phổ màu rộng vì khả năng cho độ phân giải không giới hạn.

Vector và raster : Sự khác biệt khi thiết kế logo

Vector và raster : Sự khác biệt khi thiết kế logo

Kết luận :

Ngày nay, việc lựa chọn định dạng vector hay raster không phải là vấn đề chính trong thiết kế logo.

Thách thức của các nhà thiết kế logo là sản phẩm của họ phải đáp ứng mọi tình huống.

Ví dụ, nếu logo chủ yếu được sử dụng làm 1 ảnh tỷ lệ nhỏ ở mặt sau của bao bì, thì có thể chỉ cần sử dụng 1 ảnh raster là đủ

Nhưng nếu cần in logo lớn hơn trên bảng quảng cáo, in trên bìa tạp chí, xuất bản trực tuyến và thậm chí trên thẻ sản phẩm, thì bạn cần nhiều định dạng file hơn.

Nhà thiết kế logo có nhiệm vụ tạo ra nhiều phiên bản logo phù hợp với mọi tình huống để khách hàng không phải bối rối trong việc sử dụng logo cho các chiến dịch kinh doanh của họ

Đôi nét về MnT Design

MnT Design là nơi cung cấp dịch vụ thiết kế đồ họa chuyên nghiệp nhất. Tinh tế - bắt mắt - thẩm mỹ là phương châm của chúng tôi. Sản phẩm tại MnT Design luôn có độ hoàn thiện cao và mức giá cạnh tranh nhất trên thị trường.

(1) comment

Add Your Reply