Trước khi đi sâu vào 8 kiểu thiết kế đồ họa phổ biến hiện nay, chúng ta hãy bắt đầu với câu hỏi cơ bản: Thiết kế đồ họa là gì?
Thiết kế đồ họa là việc tạo ra các bố cục trực quan để nhằm mục đích quảng cáo, tiếp thị hay truyền đạt ý tưởng thông qua kiểu chữ, hình ảnh, màu sắc và hình thức.
Thiết kế đồ họa là lĩnh vực rộng lớn, phục vụ cho nhiều mục đích và đó là lý do tại sao có nhiều kiểu thiết kế đồ họa, mỗi loại đòi hỏi vài chuyên môn riêng.
Mặc dù một số kiểu thiết kế đồ họa có thể chồng chéo lên nhau và khiến nhiều người nhầm lẫn, nhưng mỗi loại thiết kế đồ họa đòi hỏi những kỹ năng và kỹ thuật thiết kế cụ thể.
Nhiều nhà thiết kế chuyên về một kiểu duy nhất; những người khác lại có kỹ năng thiết kế đa dạng, làm ra các sản phẩm đồ họa thẩm mỹ liên quan đến nhau
Nhưng bởi vì đây là lĩnh vực liên tục thay đổi, các nhà thiết kế cần có khả năng thích ứng và học hỏi suốt đời để họ có thể bắt kịp được xu hướng và đáp ứng nhu cầu của khách hàng !
Cho dù bạn là một nhà thiết kế nhiều kinh nghiệm hay là người có nhu cầu học đồ họa để bước chân vào lĩnh vực này, việc hiểu rõ 8 kiểu thiết kế đồ họa dưới đây sẽ giúp bạn có được cái nhìn chung về kỹ năng cần có của mỗi loại
TÓM LƯỢC BÀI VIẾT NÀY
Thương hiệu là mối quan hệ giữa một doanh nghiệp và khách hàng của doanh nghiệp đó
Bản sắc thương hiệu là cách doanh nghiệp truyền đạt tính cách, giọng điệu và bản chất của doanh nghiệp, cũng như những kinh nghiệm, cảm xúc và trải nghiệm.
Thiết kế đồ họa nhận diện thương hiêu chính là : Các yếu tố trực quan của bộ nhận diện thương hiệu đóng vai trò như bộ mặt của thương hiệu để truyền đạt những phẩm chất vô hình đó thông qua hình ảnh, hình dạng và màu sắc và các chi tiết đồ họa đặc trưng !
Các nhà thiết kế nhận diện thương hiệu cộng tác với doanh nghiệp để tạo ra các nội dung như thiết kế logo, kiểu chữ, bảng màu và hình ảnh thể hiện cá tính của thương hiệu.
Ngoài danh thiếp tiêu chuẩn và văn phòng phẩm của công ty, các nhà thiết kế thường phát triển một bộ hướng dẫn thương hiệu trực quan (Brand Guideline) mô tả các quy tắc thiết kế chung được áp dụng trên nhiều ấn phẩm đồ họa khác nhau của công ty.
Các nguyên tắc này giúp đảm bảo tính nhất quán của thương hiệu xuyên suốt khi thiết kế các ấn phẩm quảng cáo trong hiện tại và tương lai
Thiết kế nhận diện thương hiệu là một trong những loại thiết kế đồ họa phổ biến nhất.
Nhà thiết kế đồ họa nhận dạng thương hiệu cần có kiến thức chung về tất cả các loại thiết kế đồ họa để tạo ra các yếu tố thiết kế phù hợp trên tất cả các ấn phẩm trực quan.
Họ cũng cần có kỹ năng giao tiếp, thiết kế và sáng tạo xuất sắc, cũng như đam mê nghiên cứu các lĩnh vực, xu hướng và đối thủ cạnh tranh của khách hàng
Khi nghĩ đến thiết kế đồ họa, mọi người thường nghĩ đến các thiết kế được tạo ra để tiếp thị và quảng cáo.
Tiếp thị và quảng cáo là những yếu tố cơ bản để quyết định sự thành công của doanh nghiệp
Các công ty quảng cáo thành công thu hút khách hàng dựa trên mong muốn, nhu cầu, nhận thức và sự hài lòng mà khách hàng có về sản phẩm, dịch vụ hoặc thương hiệu của công ty.
Thiết kế đồ họa quảng cáo giúp công ty quảng bá và giao tiếp hiệu quả hơn với khách hàng
Các nhà thiết kế đồ họa quảng cáo làm việc với các bộ phận liên quan của công ty, ví dụ như giám đốc, người quản lý hoặc chuyên gia tiếp thị để tạo ra các sản phẩm đồ họa cho các chiến lược marketing.
Nhà thiết kế có thể làm việc một mình hoặc là một phần của nhóm sáng tạo. Các nhà thiết kế có thể chuyên về một loại đồ họa cụ thể (ví dụ như banner, bìa sách hoặc quảng cáo tạp chí) hoặc tạo ra nhiều sản phẩm đồ họa đa dạng như in ấn, kỹ thuật số và hơn thế nữa.
Mặc dù quảng cáo truyền thống thường là sản phẩm in ấn, nhưng hiện nay marketing online đang cực kỳ phát triển, vì vậy, thiết kế đồ họa kỹ thuật số cũng là kỹ năng không thể thiếu !
Một số ví dụ về thiết kế đồ họa quảng cáo – tiếp thị :
Các nhà thiết kế quảng cáo cần có kỹ năng giao tiếp, giải quyết vấn đề và quản lý thời gian hiệu quả để đáp ứng deadline của chiến dịch marketing (online và cả offline)
Ngoài việc thành thạo một số ứng dụng thiết kế đồ họa, cũng như kỹ năng thiết kế khiếu thẩm mỹ tốt, họ cũng phải quen thuộc với các kỹ thuật in ấn và môi trường internet.
Các vị trí đầu vào trong lĩnh vực đồ họa quảng cáo là môi trường tuyệt vời cho các nhà thiết kế thiếu kinh nghiệm có thể gia tăng kỹ năng đồ họa nói chung
Giao diện người dùng (UI) là cách người dùng tương tác với thiết bị, ứng dụng hay trang web nào đó. Thiết kế giao diện người dùng là quá trình thiết kế giao diện để làm cho chúng dễ sử dụng và cung cấp trải nghiệm thân thiện với người dùng.
Giao diện người dùng bao gồm tất cả những thứ mà người dùng tương tác — màn hình, bàn phím và chuột — và nó là một phần của thiết kế đồ họa
Thiết kế giao diện người dùng tập trung vào trải nghiệm hình ảnh của người dùng và các phần tử đồ họa trên màn hình như nút, menu, các hiệu ứng, tương tác vi mô và hơn thế nữa.
Công việc của nhà thiết kế giao diện người dùng là cân bằng giữa tính thẩm mỹ với chức năng của trang web/ứng dụng
Các nhà thiết kế giao diện người dùng làm việc với các phần mềm máy tính để bàn, ứng dụng di động, ứng dụng web và game.
Họ làm việc chặt chẽ với các nhà thiết kế UX (trải nghiệm người dùng) (những người xác định cách ứng dụng hoạt động) và các nhà lập trình (những người viết mã để cho ứng dụng/phần mềm hoạt động).
Ví dụ về thiết kế đồ họa giao diện người dùng
Các nhà thiết kế giao diện người dùng cần am hiểu về thiết kế đồ họa và các nguyên tắc UI / UX, thiết kế đáp ứng và phát triển web, thậm chí là kỹ năng viết mã lập trình.
Ngoài các ứng dụng đồ họa, họ cần có kiến thức về các ngôn ngữ lập trình front-end như HTML, CSS và JavaScript…
Ấn phẩm là những tác phẩm giao tiếp với người dùng thông qua việc tiếp xúc vật lý hay nhìn ngắm. Chúng thường là sản phẩm in ấn.
Thiết kế ấn phẩm in ấn là kiểu thiết kế cổ điển —ví dụ như sách, báo, tạp chí, tờ rơi, brochure hay catalog sản phẩm. Tuy nhiên hiện nay các ấn phẩm kỹ thuật số cũng rất phát triển như ebook (Sách điện tử) hay e-magazine (tạp chí điện tử)
Các nhà thiết kế đồ họa chuyên về ấn phẩm làm việc với các biên tập viên và nhà xuất bản để tạo bố cục với font chữ được lựa chọn cẩn thận và các đồ họa đi kèm, bao gồm ảnh chụp, đồ họa và hình minh họa.
Nhà thiết kế đồ họa ấn phẩm có thể làm việc với tư cách là nhà thiết kế tự do, hay là thành viên của bộ phận sáng tạo trong công ty xuất bản
Ví dụ về thiết kế đồ họa ấn phẩm :
Các nhà thiết kế ấn phẩm cần có kỹ năng giao tiếp, có khả năng bố trí và tổ chức chi tiết đồ họa hợp lý. Ngoài kiến thức chuyên môn về thiết kế đồ họa, họ cần am hiểu về quản lý màu sắc, in ấn và xuất bản kỹ thuật số.
Hầu hết các sản phẩm vật lý đều cần một hình thức đóng gói nào đó để bảo vệ sản phẩm và lưu kho, phân phối tới tay người tiêu dùng !
Nhưng thiết kế bao bì cũng có lợi ích quảng cáo đến người tiêu dùng, vì vậy, bao bì cũng là một công cụ tiếp thị cực kỳ có giá trị. Mỗi hộp đựng, chai, túi, hay lon sản phẩm là một cơ hội để quảng bá thương hiệu !
Các nhà thiết kế bao bì tạo ra các concept thiết kế, phát triển các mẫu mockup và xuất file phục vụ cho việc in ấn bao bì.
Điều này đòi hỏi kiến thức chuyên môn về quy trình, công nghệ in ấn ngày nay và hiểu biết sâu sắc về thiết kế và sản xuất công nghiệp.
Công việc của họ đòi hỏi kỹ năng thiết kế và giải quyết vấn đề bên cạnh kiến thức vững chắc về in ấn và thiết kế công nghiệp.
Họ cần linh hoạt trong khi thực hiện dự án để đáp ứng nhu cầu của khách hàng, nhà quản cáo và thậm chí là nhà sản xuất sản phẩm
Nói một cách đơn giản, đồ họa chuyển động là.. đồ họa đang chuyển động, hay nói cách khác là nó có hiệu ứng chuyển động trên môi trường kỹ thuật số như Internet, máy tính…
Đồ họa chuyển động phổ biến hiện nay là hoạt ảnh, âm thanh, kiểu chữ, video, trang web và các hiệu ứng khác được sử dụng trong phương tiện truyền thông trực tuyến, truyền hình và phim.
Mức độ phổ biến của đồ họa chuyển động đã tăng vọt trong những năm gần đây khi công nghệ được cải thiện và nội dung video trở thành vua nội dung số
“Thiết kế đồ họa chuyển động” là một chuyên ngành hơi mới đối với các nhà thiết kế, hay nhiều trung tâm dạy đồ họa gọi nó là các khóa học thiết kế đồ họa 3D
Với sự phát triển công nghệ bùng nổ và các phần mềm đồ họa, giờ đây, đồ họa chuyển động là một trong những kiểu thiết kế mới nhất và phổ biến trên tất cả các nền tảng kỹ thuật số, điều này đã tạo ra rất nhiều cơ hội mới trong lĩnh vực thiết kế đồ họa nói chung
Đọc thêm bài viết :
Top phần mềm Animation tốt nhất trên thị trường hiện nay
Ví dụ về thiết kế đồ họa chuyển động
Tùy thuộc vào ngành nghề cụ thể, kiểu thiết kế đồ họa chuyển động đòi hỏi kiến thức vững chắc về quảng cáo, lập trình và và thậm chí là tạo hình 3D, nhiếp ảnh hay kỹ thuật quay phim…
Thiết kế đồ họa không gian là sự kết nối trực quan khách hàng với địa điểm để cải thiện trải nghiệm tổng thể của họ bằng cách làm cho không gian trở nên đáng nhớ, thú vị, và ấn tượng hơn
Thiết kế đồ họa không gian bao gồm nhiều sản phẩm thiết kế, ví dụ như
Thiết kế đồ họa không gian là một lĩnh vực đa ngành bao gồm đồ họa, kiến trúc, nội thất, cảnh quan và thiết kế công nghiệp.
Các nhà thiết kế cộng tác với nhiều chuyên gia trong những lĩnh vực trên để lập kế hoạch và thực hiện dự án thiết kế.
Do đó, các nhà thiết kế đồ họa không gian thường có chuyên môn và kinh nghiệm trong cả thiết kế đồ họa và kiến trúc.
Họ cần quen thuộc với các khái niệm thiết kế công nghiệp và có khả năng đọc và phác thảo các phương án kiến trúc.
Theo truyền thống, thiết kế đồ họa không gian thường tạo ra các sản phẩm vật lý, in ấn, nhưng hiện nay với sự phát triển của công nghệ, việc trải nghiệm không gian ảo cũng cần nhà thiết kế thuộc lĩnh vực này
Nghệ thuật đồ họa và minh họa thường được coi là thiết kế đồ họa, tuy nhiên, chúng có sự khác biệt rất lớn với thiết kế banner hay logo nói chung.
Các nhà thiết kế tạo ra các sản phẩm để giao tiếp với khách hàng và giải quyết vấn đề, các nghệ sĩ đồ họa và họa sĩ minh họa tạo ra các tác phẩm nghệ thuật độc đáo. Nghệ thuật của họ có nhiều hình thức, từ mỹ thuật trang trí đến các nhân vật minh họa như họa sĩ truyện tranh
Mặc dù nghệ thuật đồ họa và minh họa không phải hơi khác với thiết kế đồ họa về mặt kỹ thuật, nhưng rất nhiều tác phẩm được tạo ra để sử dụng cho mục đích thương mại trong bối cảnh thiết kế đồ họa nói chung
Ví dụ về vẽ minh họa và nghệ thuật
Các nghệ sĩ vẽ minh họa thường kết hợp giữa phương tiện và kỹ thuật để tạo ra tác phẩm mang tính nghệ thuật cao, và họ thường cộng tác với các nhà văn, biên tập viên, nhà quản lý, nhà tiếp thị và giám đốc nghệ thuật trên tất cả các loại hình thiết kế đồ họa.
Họa sĩ vẽ minh họa thường sẽ có nền tảng vững chắc về mỹ thuật, hoạt hình hoặc kiến trúc.
Các kỹ năng và ứng dụng chồng chéo với các loại thiết kế đồ họa khác sẽ giúp bạn có thêm nhiều kinh nghiệm và cơ hội trong lĩnh vực này