Nếu bạn hỏi mình rằng phát minh lớn nhất trên thế giới sau Internet là gì, thì mình sẽ đặt toàn bộ tiền cược vào Tính năng cuộn trên các thiết bị.
Nghĩ thử mà xem, các trang web sẽ trông như thế nào nếu bạn không thể cuộn trang? Hay làm sao bạn có thể lướt Facebook, Twitter hoặc đọc một bài báo nếu không có tính năng cuộn này? Đây quả là một ý nghĩ thú vị, nhưng rất kinh khủng đối với 1 vài người.
Tính năng cuộn trang cho chúng ta cơ hội để khám phá và tìm hiểu những nội dung mới trên Internet.
Tính năng cuộn trang giúp chúng ta làm việc tốt hơn khi nghiên cứu hoặc giúp những con người sáng tạo tìm được cảm hứng.
Sẽ rất thú vị nếu chúng ta làm 1 phép tính nho nhỏ: mỗi ngày chúng ta dùng tính năng cuộn trang nhiều tới như thế nào?
Như bạn thấy, chúng ta dùng nó mỗi ngày, trên máy tính cá nhân, máy tính bảng và cả điện thoại. Và ngạc nhiên chưa! Bạn đang dùng tính năng cuộn đó ngay bây giờ khi đang đọc bài viết này! Và bạn cũng sẽ cuộn trang Instagram của bạn khi ngồi chờ cốc café khi ăn trưa.
Tuy nhiên, cuộn trang không phải là một sản phẩm hay dịch vụ, mà nó là một thói quen. Nó cho những nhà quảng cáo và phát triển phần mềm sức mạnh để kiến tạo những ý tưởng, tính năng và cả những cơ hội quảng cáo mới.
Ta cùng nhau xem xét về những cơ hội quảng cáo với tính năng cuộn này nhé!
Điều gì lóe lên trong đầu bạn đầu tiên với tính năng cuộn này khi nói về quảng cáo? Một cái gì đó dạng dọc dài phải không? Có thể là nội dung dạng dọc, quảng cáo dạng dọc, banner dạng dọc hoặc video dạng dọc gì đó.
Ok các bạn ạ, tất cả những thứ như vậy có thể quy về 1 thuật ngữ chung – Quảng cáo dọc.
Hãy nghĩ tới những banner quảng cáo như “Half Page” là quảng cáo cỡ 300×600 px, “Wide Skyscraper” là loại 160×600 px, và “Skycraper” là loại 120x600px.
Có những loại được sử dụng trên nền tảng của hầu hết các nhà xuất bản lớn nhất. Chúng cũng nằm trong top những kích thước phổ biến nhất tương thích với tất cả các mạng quảng cáo online lớn bao gồm Google Display, Adcash, IAB, Retargeter, Adroll và còn nhiều mạng khác nữa.
Nói về banner dọc thì nó cũng không phải là mới. Nhưng nói về quảng cáo dạng dọc trong năm 2016 khi mà chúng ta có quảng cáo Facebook, quảng cáo Instagram, bộ lọc địa lý Snapchat hoặc các mạng xã hội khác mà những doanh nghiệp vừa và nhỏ hoặc kể cả tập đoàn có thể sử dụng để quảng cáo, thì đó là một thứ đáng để xem xét !
Và cũng đừng bỏ quên sự tăng trưởng đột biến của quảng cáo trên thiết bị di động!
Theo trang eMarketer, quảng cáo trên thiết bị di động sẽ thống trị thị trường quảng cáo số.
2015 | 2016 | 2017 | 2018 | 2019 | |
Chi tiêu cho quảng cáo trên thiết bị di động – (đơn vị: tỉ đô-la) | 28.7 | 40.5 | 49.8 | 57.7 | 65.8 |
Phần trăm tăng trưởng | 50% | 41% | 23% | 16% | 14% |
Phần trăm chi tiêu cho quảng cáo số | 49% | 60.4% | 66.6% | 69.7% | 72.2% |
Nhưng tại sao hiện nay lại có quá nhiều tranh cãi về quảng cáo dạng dọc?
Vì quảng cáo là một ngành công nghiệp tăng trưởng rất nhanh và thay đổi theo từng ngày.
Vì quảng cáo banner chưa hề chết, nó chỉ tự sáng tạo chính mình và ngày nay chúng ta gọi nó bằng những cái tên quảng cáo Facebook, quảng cáo Instagram, Ghim quảng cáo và quảng cáo tự nhiên.
Trong một bài blog gần đây, nhà quản lý sản phẩm Harshit Agarwal chia sẻ rằng các nhà xuất bản có bán quảng cáo doanh nghiệp trực tiếp có thể dễ dàng sử dụng một vài định dạng với tỉ lệ lên tới 2:3.
Họ cũng có thể đưa những định dạng nâng cao của các chiến dịch quảng cáo vào tính năng Đọc báo nhanh.
Vì sao Facebook làm điều này? Vì họ muốn mở rộng khả năng đầu tư vào quảng cáo và cũng muốn cải thiện trải nghiệm đọc của người dùng.
Vậy nên họ đã thêm vài định dạng mới được hỗ trợ trong Đọc báo nhanh:
Trong tháng 2/2016, Facebook giới thiệu một định dạng quảng cáo mới mang tên Canvas – một trải nghiệm quảng cáo di động chân thực, toàn màn hình mới trên Facebook với tốc độ tải gần như tức thời.
Andrew Cunningham (chuyên viên nghiên cứu marketing mạng xã hội tại Huge) so sánh Canvas của Facebook với sự lan truyền kiểu tương tác báo chí. Và những gì Canvas có thể làm cho một doanh nghiệp có vẻ khá hay ho nếu nó được thiết kế tốt.
Nhưng với mình, Canvas chỉ là một sự khẳng định hơn nữa về việc banner dạng dọc đang ngày càng phát triển và các nhà quảng cáo nên bắt đầu nghĩ tới việc làm sao để thiết kế những mẫu quảng cáo tuyệt vời có thể đem về không chỉ khách hàng mà còn giúp người dùng có một trải nghiệm tốt hơn khi tương tác với nó.
Có 2 kiểu nội dung cho banner dạng dọc: video và số liệu hoặc hình động
Ngay cả khi chúng ta gọi chúng là quảng cáo bài post (như trên Snapchat hoặc Instagram), video ca nhạc hay phóng sự, hình ảnh hay đồ họa, nếu chúng được thiết kế theo dạng dọc và mục đích của chúng là khiến cho người đọc nhấp chuột vào đó, thì chúng là những banner dạng dọc.
Một trong những nền tảng quảng cáo di động lớn nhất thế giới là Instagram. Với một cộng đồng 500 triệu người dùng và 500 nghìn nhà quảng cáo, nền tảng này đang dẫn đầu thị trường quảng cáo di động.
Tuy vậy, đã có một thời gian mà Instagram được biết tới với 2 đặc điểm chính: chỉnh sửa hình ảnh (sử dụng các bộ lọc) và ảnh tỉ lệ 1:1.
Đối với một số người dùng, loại định dạng này là một nhược điểm lớn khi tải hình ảnh lên, nhưng với số còn lại thì việc nghĩ bên trong chiếc hộp (theo nghĩa đen) là khá khó khăn.
Và điều gì tới sẽ phải tới, Instagram tự thách thức cộng đồng của họ bằng việc bắt đầu nghĩ rộng hơn là chỉ một hình vuông.
Chính vì vậy, giờ đây người dùng đã có thể tải ảnh và video lên với không chỉ tỉ lệ 1:1 mà còn các định dạng ảnh phong cảnh hoặc chân dung khác. Nhưng nếu có thương hiệu nào muốn quảng cáo thì họ nên dùng kích thước 1080×1080 px.
Khi mà 65% số bài đăng tốt nhất trên Instagram có thể đề cập tới một sản phẩm từ một thương hiệu nào đó thì đây quả là một kênh tốt dành cho các nhà marketing và công ty của họ.
Chúng mình thiết kế các mẫu quảng cáo Instagram có thể giúp mọi nhà quảng cáo hoặc các chủ doanh nghiệp bắt đầu chiến dịch quảng cáo trên Instagram ngay lập tức.
Hơn thế nữa, Instagram cũng đưa ra một chức năng giúp người dùng tương tác một cách tự nhiên hơn với công ty của họ – chức năng Instagram Stories.
Tuy nhiên, nội dung dạng dọc không phải là cửa đặt cọc của riêng Facebook, mà còn có Snapchat – thương hiệu nổi tiếng với loại nội dung này!
Đây chính là một trong những lý do tại sao Snapchat đang rất thịnh hành. Đó là bởi vì bạn có thể dễ dàng tạo ra nội dung có thể chia sẻ với cộng đồng.
Snapchat cũng phát triển một tính năng giúp các nhà xuất bản có thể tải lên những câu chuyện thường nhật của họ theo một cách hoàn toàn mới: video dạng dọc.
Snapchat nói với tờ Daily Mail rằng :
Quảng cáo dạng video dọc thu hút lượt xem nhiều gấp 9 lần quảng cáo dạng video ngang.
Và giờ đây, những công ty truyền thông khổng lồ này đang phát triển các phòng ban chuyên về nội dung tạo ra video và các định dạng quảng cáo khác mang lại hiệu ứng đặc biệt cho các nền tảng này.
Todd Haskell – trưởng bộ phận quản lý doanh thu tại Công ty truyền thông số Hearst Magazines, quản lý 2 thương hiệu trên Discover từ Snapchat, Cosmopolitan và Sweet – đã nói về quảng cáo dạng video dọc trên Snapchat như sau:
Chúng tôi đã thấy hiệu suất tăng đáng kể trên thiết bị di động với những trải nghiệm sử dụng phương tiện video dạng dọc. Chúng tôi đang tập trung vào tạo ra sản phẩm có thể sử dụng những video dọc mà chúng tôi có để tạo ra nội dung mới và đăng tải chúng trên website của chúng tôi.
Nhưng ngạc nhiên hơn, không chỉ có Facebook, Snapchat và Instagram đặt cược vào nội dung dạng dọc.
Còn có cả Pinterest – một mạng xã hội nổi tiếng về phong cách sống – nơi mà những người sáng tạo nhất tìm kiếm cảm hứng.
Pinterest đang phát triển loại quảng cáo của riêng họ có tên Ghim quảng cáo. Những quảng cáo này có kích thước 600×900 pixels và cả 600×1200 pixels.
Pinterest được thiết kế theo kiểu nội dung dạng dọc nên đây chính là lý do vì sao những loại quảng cáo này có thể mang lại giá trị rất lớn cho các nhà quảng cáo.
Và nếu chúng ta đi xa hơn chút nữa, ra ngoài lĩnh vực truyền thông mạng xã hội, chúng ta có thể thấy rằng các nhà xuất bản cũng đang tạo ra những mẫu quảng cáo dọc cho khách hàng của mình.
Tờ Washington Post đang tích hợp video dọc vào trong những bài báo của họ và Jon Steinberg – Giám đốc của chi nhánh Daily Mail Bắc Mỹ – nói rằng:
“Chúng tôi tìm kiếm một sự tương tác cao hơn nữa. Người dùng thì dễ hài lòng hơn, và có xu hướng thỏa mãn cao hơn”
Vậy, video dọc có ảnh hưởng xấu đến trải nghiệm trên màn hình nhỏ không? Không hẳn là như vậy.
Hơn thế nữa, video dọc còn được ủng hộ nếu chúng được thiết kế tốt và gửi tới những người quan tâm đến nội dung trong video.
Nếu các nhà nghiên cứu thị trường nói rằng hầu hết tất cả mọi người cầm điện thoại theo chiều dọc thì điều đó có nghĩa rằng dùng quảng cáo toàn màn hình và quảng cáo dạng dọc là tốt nhất.
Và giờ đây, định dạng tuyệt vời này đang khiến người dùng thực sự tương tác với những banner quảng cáo của bạn.
Khi bạn thiết kế một banner dọc chiếm toàn bộ màn hình điện thoại, nơi mà mọi người có thể cuộn lên và xuống để xem và tương tác với nội dung của bạn, thì đây thực sự là điều mà bạn nên chú ý tới.
Và làm sao để có thể thiết kế một banner quảng cáo thành công? Hiểu rõ hành vi khách hàng, thấy những nơi quảng cáo đó sẽ được đăng lên và làm người dùng tương tác với nó bằng sự sáng tạo và thương hiệu của bạn.
Giờ thì quay trở lại với bạn, bạn nghĩ sao về banner dọc? Đây có phải là điều bạn muốn thử sức với chiến dịch quảng cáo tiếp theo của bạn không?